Tổng thống Donald Trump hôm thứ tư đã phủ quyết dự luật quốc phòng vốn được cả lưỡng viện Quốc hội gần đây đã thông qua.

Tổng thống Trump thách thức Quốc hội Mỹ bằng việc phủ quyết dự luật quốc phòng

24/12/2020, 06:54

Tổng thống Donald Trump hôm thứ tư đã phủ quyết dự luật quốc phòng vốn được cả lưỡng viện Quốc hội gần đây đã thông qua.

Theo CNN, động thái này có thể sẽ khiến các thành viên trong chính đảng Cộng hòa chống lại ông. Ông Trump trước đây đã đe dọa phủ quyết dự luật quốc phòng, được gọi là Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, vì nó không bãi bỏ Mục 230, một đạo luật bảo vệ các công ty internet khỏi trách nhiệm đối với những gì được họ hoặc bên thứ ba đăng trên trang web của họ.

Dự luật còn có điều khoản hạn chế số tiền Trump có thể chuyển cho kế hoạch bức tường biên giới và một điều khoản khác yêu cầu quân đội đổi tên các căn cứ được đặt tên theo các nhân vật của Liên minh miền Nam.

"Thật không may", Tổng thống viết trong thông điệp phủ quyết trước Quốc hội, "Đạo luật không có các biện pháp an ninh quốc gia quan trọng, gồm các điều khoản không tôn trọng các cựu chiến binh và lịch sử quân đội của chúng ta, và mâu thuẫn với những nỗ lực của Chính quyền của tôi trong các đạo luật an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại nhằm đặt nước Mỹ lên hàng đầu. Đó là 'món quà' cho Trung Quốc và Nga".

Quyền phủ quyết của Trump đã bị chỉ trích ngay lập tức từ Thượng nghị sĩ (CH) Jim Inhofe, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện. Ông Inhofe viết trên twitter: "NDAA đã trở thành luật hàng năm trong 59 năm liên tiếp vì nó hết sức quan trọng đối với an ninh quốc gia và quân đội của chúng ta. Năm nay cũng không phải là một ngoại lệ. Các nam nữ tình nguyện mặc đồng phục của chúng ta không nên bị từ chối những gì họ cần - chưa bao giờ”.

Thượng nghị sĩ đến từ Oklahoma tiếp tục cho rằng dự luật quốc phòng "củng cố tất cả những thành tựu đáng kể mà quân đội của chúng ta đã đạt được nhờ sự lãnh đạo của @ realDonaldTrump", đồng thời bày tỏ: "Tôi hy vọng tất cả các đồng nghiệp của tôi trong Quốc hội sẽ tham gia cùng tôi để đảm bảo quân đội của chúng ta có đủ nguồn lực và thiết bị mà họ cần để bảo vệ quốc gia này".

Thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Warner, Phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện cho biết quyền phủ quyết của Trump "gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia nước Mỹ".

Thượng viện đã bỏ phiếu áp đảo để thông qua dự luật trên với đa số 84 chống 13. Do vậy, quan điểm của Trump về dự luật đã chia rẽ mạnh mẽ các nhà lập pháp đảng Cộng hòa, buộc họ phải lựa chọn giữa lòng trung thành với Tổng thống hay chính sách quốc phòng quốc gia. Hạ viện gần đây cũng đã thông qua dự luật với đa số áp đảo.

Theo CNN, vẫn không rõ liệu đảng Cộng hòa có lại thách thức Tổng thống và bỏ phiếu để phủ nhận quyền phủ quyết của ông hay không. Tuy nhiên, nhiều nhà lập pháp Hạ viện gồm cả đảng viên Dân chủ và đảng Cộng hòa trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện, trước đó cho biết họ sẽ cắt ngắn ngày nghỉ cuối năm và quay trở lại Washington để phủ quyết nếu cần thiết.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trong một tuyên bố hôm thứ tư 
đã chỉ trích quyền phủ quyết của Trump là "một hành động liều lĩnh đáng kinh ngạc" và cho biết Hạ viện sẽ thực hiện quyền phủ quyết vào ngày 28.12.

Dự luật trị giá 740 tỉ USD cũng gồm cả việc tăng lương cho binh lính Mỹ, hiện đại hóa trang thiết bị và các điều khoản yêu cầu giám sát kỹ hơn trước khi quân đội được rút khỏi Đức hoặc Afghanistan.

Trump đã chỉ ra Mục 230 trong thông điệp của mình, gọi đây là "rủi ro an ninh quốc gia rất nguy hiểm". Ông cũng thực hiện các yêu cầu thay đổi tên của các cơ sở quân sự được đặt theo tên của những người lính Liên minh miền Nam và chủ nô.

"Trong suốt lịch sử nước Mỹ, những địa điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với câu chuyện của nước Mỹ và những người đã giúp viết nên nó vượt xa tên của họ", Trump nói. "Chính quyền của tôi tôn trọng di sản của hàng triệu quân nhân và phụ nữ Mỹ đã phục vụ đầy cao cả tại các căn cứ quân sự này, và những người, từ những địa điểm này, đã chiến đấu, đổ máu và hy sinh cho đất nước của họ. Từ những cơ sở này, chúng tôi đã thắng được hai cuộc chiến tranh thế giới. Tôi phản đối những nỗ lực mang động cơ chính trị như thế này nhằm rửa sạch lịch sử và làm ô nhục những tiến bộ to lớn mà đất nước chúng ta đã đấu tranh trong việc thực hiện các nguyên tắc sáng lập của mình ", thông điệp viết.

Tổng thống cũng cho biết đạo luật này "mâu thuẫn trực tiếp với (các) chính sách đối ngoại của Chính quyền của tôi, đặc biệt là nỗ lực của tôi để đưa quân đội của chúng ta về nước. Tôi cũng như công chúng Mỹ phản đối các cuộc chiến tranh bất tận"

Bên cạnh nhóm phản đối thì lời kêu gọi của ông đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ một số đồng minh. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đảng viên Cộng hòa từ Nam Carolina và là chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, đã ủng hộ Tổng thống thúc đẩy việc loại bỏ Mục 230.

"Tôi ủng hộ việc Tổng thống @ realDonaldTrump khẳng định bãi bỏ Mục 230 là một phần của dự luật ủy quyền quốc phòng",Graham tweet kèm theo khẳng định: "Big Tech là ngành công nghiệp duy nhất ở Mỹ không thể bị kiện vì hoạt động kinh doanh của họ và không được quản lý một cách có ý nghĩa. Điều này phải kết thúc"

Nhóm Freedom Caucus Hạ viện (chiếm 37 ghế) cũng đã thông báo trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện rằng các thành viên của họ sẽ đứng về phía Trump trong việc phản đối dự luật và đang gây áp lực buộc các thành viên Cộng hòa khác cũng phải đứng về phía Trump.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Trump thách thức Quốc hội Mỹ bằng việc phủ quyết dự luật quốc phòng