Ông Lobsang Sangay hôm 22.12 hoan nghênh luật được Quốc hội Mỹ thông qua tái khẳng định quyền của người Tây Tạng được chọn ai kế vị nhà lãnh đạo tinh thần của họ là Đức Đạt Lai Lạt Ma, khiến Trung Quốc tức giận.

Mỹ ký dự luật ủng hộ người Tây Tạng chọn ai kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc tức tối

Nhân Hoàng | 22/12/2020, 18:00

Ông Lobsang Sangay hôm 22.12 hoan nghênh luật được Quốc hội Mỹ thông qua tái khẳng định quyền của người Tây Tạng được chọn ai kế vị nhà lãnh đạo tinh thần của họ là Đức Đạt Lai Lạt Ma, khiến Trung Quốc tức giận.

Trung Quốc coi Đức Đạt Lai Lạt Ma đang lưu vong là một "kẻ chia rẽ" hay còn gọi là ly khai nguy hiểm và sự ủng hộ mới nhất của Quốc hội Mỹ có thể làm gia tăng mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước.

Năm 1950, Trung Quốc giành quyền kiểm soát Tây Tạng theo cách mà nước này mô tả là “sự giải phóng hòa bình giúp vùng Himalaya xa xôi loại bỏ quá khứ phong kiến”. Tây Tạng kể từ đó đã trở thành một trong những khu vực bị hạn chế và nhạy cảm nhất trong cả nước.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Triệu Lập Kiên cho hay: “Người dân thuộc mọi sắc tộc ở Tây Tạng là một phần của đại gia đình Trung Quốc, và kể từ khi được giải phóng hòa bình, Tây Tạng đã có sự tăng trưởng kinh tế thịnh vượng”. Ông nói thêm, mọi người ở Tây Tạng đều được hưởng tự do tôn giáo và các quyền của họ hoàn toàn được tôn trọng. Thế nhưng, các nhà phê bình dẫn đầu bởi nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng sự cai trị của Trung Quốc tương đương với “sự diệt chủng văn hóa”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chạy trốn sang Ấn Độ năm 1959 sau một cuộc nổi dậy thất bại chống lại sự cai trị của Trung Quốc.

my-ky-luat-cho-phep-nguoi-tay-tang-chon-ai-ke-vi-duc-dat-lai-lat-ma(1).jpg
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện sống lưu vong ở Ấn Độ

Hôm 21.12.2020, Lobsang Sangay, Chủ tịch tổ chức Chính Quyền Trung Ương Tây Tạng (CTA, hay còn gọi là chính phủ Tây Tạng lưu vong đóng ở Ấn Độ), nói với Reuters rằng việc Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua Chính sách và Dự luật hỗ trợ Tây Tạng (TPSA) là sự kiện lịch sử. Ông Lobsang Sangay được xem là nhà lãnh đạo chính trị của người Tây Tạng lưu vong.

TPSA kêu gọi thành lập lãnh sự quán Mỹ tại thành phố chính Lhasa của Tây Tạng, người Tây Tạng có quyền tuyệt đối trong việc lựa chọn người kế vị Đạt Lai Lạt Ma và bảo tồn môi trường của Tây Tạng. Bất kỳ sự can thiệp nào của các quan chức Chính phủ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nghiêm trọng và bị coi là không thể chấp nhận được với Mỹ.

TPSA cũng đưa ra các điều khoản chính mới nhằm bảo vệ môi trường và nguồn nước trên cao nguyên Tây Tạng. TPSA công nhận tầm quan trọng của việc quản lý đồng cỏ Tây Tạng truyền thống trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trong khu vực. Ngoài ra, TPSA kêu gọi hợp tác quốc tế nhiều hơn để giám sát môi trường trên cao nguyên Tây Tạng.

TPSA cũng đề xuất sự tham gia nhiều hơn của cộng đồng trong đối thoại với Trung Quốc về giám sát môi trường của khu vực.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã hoàn thành các chương trình chuyển nước làm chuyển hướng hàng tỉ mét khối nước hàng năm và có kế hoạch chuyển hướng nhiều nước hơn từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc”, trích nội dung TPSA.

Các nhóm môi trường và các nhà hoạt động vì quyền của Tây Tạng đã bày tỏ lo ngại về tham vọng thủy điện của Trung Quốc trong khu vực, nói rằng hành động đó có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước ở hạ nguồn.

Trung Quốc cho biết các nhà lãnh đạo của mình có quyền phê chuẩn người kế vị Đạt Lai Lạt Ma. Nhiều người coi đây là nỗ lực cưỡng chế để kiểm soát Tây Tạng, nơi người dân tộc Tây Tạng chiếm khoảng 90% dân số.

Bằng cách thông qua TPSA, Quốc hội Mỹ đã gửi đi thông điệp to lớn, rõ ràng rằng Tây Tạng vẫn là ưu tiên của Mỹ và nước này sẽ tiếp tục ủng hộ kiên định với Đức Đạt Lai Lạt Ma và CTA. Đây là một chiến thắng cho cuộc đấu tranh tự do của người Tây Tạng”, Lobsang Sangay nói.

my-ky-luat-cho-phep-nguoi-tay-tang-chon-ai-ke-vi-duc-dat-lai-lat-ma2.jpg
Ông Lobsang Sangay cầm bản thảo dự luật trước Quốc hội Mỹ

Trong một cuộc họp thường kỳ hôm 22.12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của mình và cảnh báo Mỹ không nên ký ban hành luật.

Ông Uông Văn Bân nói: “Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, không ký vào luật các điều khoản và hành vi tiêu cực này, kẻo gây tổn hại thêm cho sự hợp tác và quan hệ song phương của chúng ta”.

Trung Quốc nhiều lần cáo buộc Mỹ làm mất ổn định khu vực bằng cách can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã trở nên tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua nhiều vấn đề, bao gồm thương mại, Đài Loan, nhân quyền, Hồng Kông, Biển Đông và coronavirus.

TPSA cũng đề xuất đối thoại giữa Chính phủ Trung Quốc và Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ngày 20.11, người đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong đã đến thăm Nhà Trắng lần đầu tiên sau 60 năm. Lobsang Sangay đã được mời đến Nhà Trắng để gặp Điều phối viên đặc biệt mới được bổ nhiệm của Mỹ về Các vấn đề Tây Tạng, Robert Destro.

Bài liên quan
Người Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ dùng WeChat chat với người thân ở quê dù bị Trung Quốc giám sát
Lệnh cấm WeChat của Ấn Độ khiến người Tây Tạng tị nạn ở đây phải suy nghĩ lại về sự phụ thuộc vào ứng dụng của Tập đoàn Tencent (Trung Quốc).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
23 phút trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ ký dự luật ủng hộ người Tây Tạng chọn ai kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc tức tối