Ông Nicolas Maduro, Tổng thống Venezuela ra lời kêu gọi tất cả công chức đi bầu ở cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến sẽ tổ chức ngày 30.7 tới.
Ông Maduro yêu cầu bầu cho Quốc hội lập hiến, để có thể sửa đổi Hiến pháp và vô hiệu hóa các thể chế khác, nhằm đem lại hòa bình sau những cuộc biểu tình phản đối chính phủ suốt 3 tháng qua, khiến ít nhất 90 người chết vì xung đột giữa người biểu tình với lực lượng an ninh.
Ông Maduro trông cậy vào các công chức chính quyền và dân cực nghèo ở Venezuela: "Nếu là 15.000 công chức, thì 15.000 công chức này phải đi bầu, không được có lý do bào chữa nào", khi ông đứng trước người ủng hộ tại bang Bolivar khuya 6.7.
Ông Maduro nói: "Từng Bộ, từng chính quyền, hội đồngđịa phương, từng công ty, chúng ta sẽ đi bầu cho Quốc hội lập hiến. Mọi ngườihiểu không, mọi ngườiđồng ý không?"
Người ủng hộ ông hô to: "Đồng ý".
Venezuela có khoảng 2,8 triệu công chức chính quyền trong tổng số dân khoảng 30 triệu người. Một số người nói họ cảm thấybị thúc ép tham gia bầu cử ngày 30.7 tới.
Một cán bộ ở Tập đoàn dầu khí nhà nước PDVSA đề nghị giấu tên vì không được phép tiếp xúc với giới truyền thông, nói vớiReuters:
"Khùng quá. Họ nói cán bộ công chức không đi bầu sẽ bị sa thải.Tôi sẽ đi đi bầu, nhưng bỏ phiếu trắng".
Nhiều nhân vật quen thuộc của đảng Xã hội cầm quyền đang muốn có ghế trong Quốc hội lập hiến, gồm cựu Ngoại trưởngDelcy Rodriguez vàDiosdado Cabello, nhân vật số 2 của đảng trên.
TheoReuters, vợ và con trai của Tổng thống Maduro cũng ra tranh cử vào Quốc hội lập hiến.
Phe đối lập dự tính tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức ngày 16.7 tới, để người dân góp ý về kế hoạch bầu Quốc hội lập hiến và sửa đổi hiến pháp của Tổng thống Maduro.
Phe đối lập đang hy vọng sẽ vô hiệu hóa kế hoạch của ông Maduro bằng chính lá phiếu của họ. Cuộc trưng cầu dân ý sẽ hỏi ý kiến người dân về việc sửa đổi Hiến pháp, việc phe đối lập thúc đẩy bầu lại chức tổng thống, và trách nhiệm "khôi phục trật tự hiến pháp" của quân đội.
Phe đối lập nói việc Tổng thống Maduro ép cán bộ công chức đi bầu là dấu hiệu khác vi phạm dân chủ. Họ đang kêu gọi ông đồng ý tổ chức bầu cử để chọn người thay ông, vào lúc kinh tế Venezuela suy thoái nặng, người dân không thể mua thức ăn, thuốc mẹn cùng các loại nhu yếu phẩm.
Theo thăm dò mới nhất củaDatanalisis, cứ 10 người thì có 7 người dân Venezuela phản đối việc soạn lại Hiến pháp, vốn từng được sửa đổi hồi năm 1999, theo chỉ đạo củacố Tổng thống Hugo Chavez, tiền nhiệm của ông Maduro.
Kim Hương (theo Reuters)