Thông tin trên được BSCK2 Trần Văn Khanh – Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) cho biết tại lễ khai trương nâng cấp, mở rộng khoa Gây mê hồi sức và vinh danh nhân viên y tế của bệnh viện này vào ngày 16.5.
Thông tin Y học

TP.HCM: Bệnh viện Lê Văn Thịnh sẽ nâng lên 1.000 giường trong giai đoạn 2025-2030

Hồ Quang 16/05/2024 22:31

Thông tin trên được BSCK2 Trần Văn Khanh – Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) cho biết tại lễ khai trương nâng cấp, mở rộng khoa Gây mê hồi sức và vinh danh nhân viên y tế của bệnh viện này vào ngày 16.5.

Theo bác sĩ Trần Văn Khanh, hiện nay Bệnh viện Lê Văn Thịnh có khoảng 560 giường bệnh thực kê, nên đang trong tình trạng quá tải, bệnh nhân phải nằm trong điều kiện chật chội, chất lượng điều trị không đảm bảo. Do đó bệnh viện cần phải được nâng cấp, mở rộng hơn nữa.

tphcm-benh-vien-le-van-thinh-se-nang-len-1000-giuong-trong-giai-doan-2025-2030-hinh-anh.png
Sau khi nâng cấp, mở rộng khoa Gây mê hồi sức được khánh thành đưa vào sử dụng sáng nay (16.5) - Ảnh: PV

“Chúng tôi đang củng cố hoàn tất hồ sơ để khởi công xây dựng tòa nhà 100 giường bệnh của khu khám bệnh theo yêu cầu kỹ thuật cao. Nếu mọi việc thuận lợi thì cuối năm 2024 này sẽ khởi công xây dựng”, bác sĩ Khanh cho biết.

Ngoài ra, bác sĩ Khanh cũng cho biết trong đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026- 2030, bệnh viện này sẽ được mở rộng với quy mô thêm 400 giường bệnh nữa để đến giai đoạn 2025-2030 bệnh viện đạt chuẩn 1.000 giường, đáp ứng yêu cầu của một bệnh viện đa khoa hạng 1 toàn diện, trong đó có trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học; trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cao…

Trong khi đó, sau thời gian nâng cấp, cải tạo, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã đầu tư thêm 4 phòng mổ, nâng tổng số phòng mổ của bệnh viện này lên con số 8, trong đó có 4 phòng mổ dành cho sản khoa, 2 phòng mổ dành cho kỹ thuật cao và 2 phòng mổ dành cho thẩm mỹ, tạo hình và mắt.

“Trong tương lai gần chúng tôi sẽ xây dựng thêm 4 phòng mổ nữa tại tòa nhà 100 giường của khu khám bệnh theo yêu cầu kỹ thuật cao”, bác sĩ Khanh thông tin thêm.

Trong năm 2023 vừa qua, Bệnh viện Lê Văn Thịnh có đến 1.251.000 lượt bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2022; số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 17% so với cùng kỳ; số chuyển viện nội- ngoại trú dưới 2%. “Hiện nay các bệnh viện tuyến quận huyện còn dưới 5% bệnh nhân chuyển tuyến. Chúng tôi đã đạt con số dưới 2% và đang phấn đấu dưới 1% bệnh nhân chuyển viện”, bác sĩ Khanh nói.

Trong năm 2023 vừa qua, bệnh viện đã đưa thêm 21 kỹ thuật mới. Điều đáng nói, dù chỉ là bệnh viện hạng 1 tuyến quận huyện, nhưng Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã thực hiện đến 24 kỹ thuật của các bệnh viện tuyến đặc biệt; còn các kỹ thuật thuộc bệnh viện hạng 1, hạng 2 bệnh viện này đều thực hiện đầy đủ.

“Về y tế chuyên sâu, chúng tôi sẽ thực hiện một số danh mục kỹ thuật mà hiện nay còn đang thiếu trang thiết bị y tế. Trong đó sẽ thực hiện can thiệp tim mạch như: can thiệp mạch vành, đặt stent mạch vành, ECMO…”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Bài liên quan
TP.HCM: Bệnh viện Quận 2 mở cùng lúc Đơn vị Hô hấp và Thẩm mỹ Nội khoa
Sau khi được thăng hạng từ hạng 2 lên hạng 1, Bệnh viện Quận 2 đã quyết định mở rộng một số khoa, phòng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại đây. Trong đó, Hô hấp và Thẩm mỹ Nội khoa là 2 đơn vị đầu tiên được bệnh viện này mở rộng. Đây là tiền đề để xây dựng thành một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giải trình cụ thể về chính sách đột phá tiền lương giáo viên
25 phút trước Giáo dục
Sáng 20.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) có giải trình cụ thể về ý kiến đại biểu nêu ra liên quan chính sách đột phá về tiền lương, phụ cấp của nhà giáo tại dự luật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Bệnh viện Lê Văn Thịnh sẽ nâng lên 1.000 giường trong giai đoạn 2025-2030