Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu về bếp lò than củi cũng theo đó giảm nhanh, vì thế từng là một làng nghề sầm uất, giờ đây bến Phú Định chỉ còn đúng một lò ông Táo.

TP.HCM: Bếp gas, bếp điện làm nguội lửa lò ông Công ông Táo

Hồ Phước Đông | 21/01/2017, 06:13

Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu về bếp lò than củi cũng theo đó giảm nhanh, vì thế từng là một làng nghề sầm uất, giờ đây bến Phú Định chỉ còn đúng một lò ông Táo.

Ngày 23 tháng chạp, nhà nhà cúng ông Côngông Táo sau một năm “đỏ lửa” và rồi lại rước ông về vào tối giao thừa. Xuất phát từ tích ông Táo, ông bà ta từ xưa hay có thói quen “đỏ lửa”… ở bếp lò đất từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tết. Ngườixưa cho rằngsau khi từ thiên đình trở về, ông Côngông Táo cần có việc để làmliên tục trong những ngày đầu năm với quan niệm“đầu xuôi đuôi lọt”, mà 3 ngày đầu năm là cực kỳ quan trọng.

Xã hội phát triển, chiếc bếp gas, bếp điện đang dần thay thế cho bếp củi, bếp than xưa cũ. Thói quen bếp núc ấm cúngphần nào đó cũng giảm dần. Cầu giảm, lượng cung ắt cũng phải giảm theo. Từ một làng nghề với hơn 30 cơ sở kinh doanh, xóm bếp lò Phú Định ở Q.8, TPHCMgiờ chỉ còn độc nhất cơ sở của ông Trần Văn Tiếp (Năm Tiếp) làm bếp lò đất nung.

Cơ sở của ông Năm Tiếp nằm dưới khu vực chân cầu Rạch Cây trên đườngVõ Văn Kiệt, hay còn gọi là đại lộ Đông-Tây. Con đường dẫn vào lò làm bếp đất nung đầy cỏ dại, như thể muốn nuốthẳn lối đi. Bên trong "lò" sản xuất, một số đàn ông trung niên đang tất bật nhàonặn đất sét, tạo hình bếp lò. Việc cực nhọc, nhưng họ luôn tươi cười bởi lẽđã quá lâu rồi những người thợ này mới... đổ mồ hôi nhiều đến thế. Vì đến Tết, những cái bếp lò đất nung được nhiều người mua hơn. Giải thích chuyện này, ông Năm Tiếp chia sẻ: “Bình thường người dân có thể không xài bếp lò, nhưng dịp ông Côngông Táo thìhọ mua, nhưng chỉ để cúng, đốt vàng mã tượng trưng chứ không dùng đun nấunhư xưa. Ngày thường, chúng tôi chỉ làm cầm chừng, nhiều hôm còn không làm vì chẳng biết bán cho ai”.

Bếp lò đất nung chỉ bán được nhiều vào những dịp cuối năm, cúng ông Công ông Táo.

Ông Phạm Văn Nguyên (62 tuổi), da ngăm đen, cởi trần đứng giữa trời nắng đang tạo hình cho bếp lò. Ngưng tay, ông vui vẻ kể về nghề nghiệp của mình: “Tao làm cái nghề nay cũng hơn 40 năm rồi mày ạ. Nhìn tao vậy, chứ khỏe lắm. Xưa còn trẻ, bếp đại, bếp nhỏ, ngày làm, đêm làm cũng không vấn đề gì. Giờ già rồi, sức khỏe không còn như trước nên chỉ làm bếp nhỏ. Mà giờ làm nhiều cũng không bán hết. Nhiều lúc, làm chỉ vì nhớ nghề, nhớ lắm”.

Một người thợ khác, tay vẫn làm không ngơinhưng cũng kịp tham gia câu chuyện về nghề: “Thời đó, tui được cho là sáng dạ, chịu khó lắm mà cũng mất mấy năm mớihọc được nghề này. Muốn cho ra một cái bếp lò ta phải trộn đất nắn khuôn, ráp đầu, gọt láng, đưa vô lò nung 30 tiếng đồng hồ, vô thùng (lớp vỏ bằng nhôm hoặc thiếc bao bên ngoài lò) và tất cả đều được làm bằng tay một cách tỉ mẩn.”

“Khi xưa, mỗi lần tôi đi đâu xa về lại chạy vào bếp phụ mẹ nấu nướng. Vẫn cứ nhớ cái khói cay nồng, chụm củi mà thấy ấm cúng lắm. Giờ có cái bếp gas, làm gì cũng tiện, cũng nhanh và sạch sẽ. Nhưng sao tôi cứ thấy nó thế nào ấy, cứ cảm giác không được ấm cúng như cái bếp củi năm nào”, bà Huỳnh Thị Ngọc Hoa (63 tuổi) tâm sự.

Công việc cực nhọcvất vả là thế nhưng giờ đây chẳng mấy ai biết đến họ. Nhìnnhững người thợ vui vẻ làm việc lại chạnhbuồn. Cái cảm giác ấm cúng mà bà Hoa nói quả thật đang lụi tàn dần và có nguy cơ mất hẳn.

Hồ Đông

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Bếp gas, bếp điện làm nguội lửa lò ông Công ông Táo