Liên tiếp thời gian gần đây, TP.HCM đã chủ động đi tìm nguồn thực phẩm sạch cho người dân. Ngoài việc phòng chống thực phẩm bẩn, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP đã đi xây dựng các nguồn cung ứng thực phẩm sạch từ nhiều địa phương khác, nhất là những địa phương có lượng cung ứng thực phẩm lớn cho TP.

TP.HCM chủ động tìm thực phẩm sạch cho người dân

Hồ Quang | 27/08/2017, 07:36

Liên tiếp thời gian gần đây, TP.HCM đã chủ động đi tìm nguồn thực phẩm sạch cho người dân. Ngoài việc phòng chống thực phẩm bẩn, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP đã đi xây dựng các nguồn cung ứng thực phẩm sạch từ nhiều địa phương khác, nhất là những địa phương có lượng cung ứng thực phẩm lớn cho TP.

Đi tìm thực phẩm sạch

Để có nguồn thực phẩm sạch cho người dân, TP.HCM xác định xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm sạch an toàn là vấn đề mấu chốt. Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn này được bắt đầu từ cơ sở xuất đến chế biến, kinh doanh và truy được nguồn gốc xuất xứ... Tất cả nhữngvấn đề trên phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật mà TP.HCM quy định.

Hiện nay, nguồn thực phẩm đang tiêu thụ tại TP.HCM chiếm80% đến từ các tỉnh, thành khác. Do đó, TP.HCM phải chủ động đến các địa phương, nhất là các địa phương có lượng thực phẩm lớn đưa vào TP để phối hợp, sản xuất kinh doanh.

Liên tiếp trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng TP.HCM đã trực tiếp làm việc với 2 địa phương là Long An và Lâm Đồng – nơi được xem là có lượng thực phẩm lớn đưa vào TP.HCM để phối hợp sản xuất và tiêu thụ nông sản, bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các chuỗi cung ứng nông sản ở những địa phương này.

Chia sẻ tại “Hội nghị ký kết phối hợp sản xuất và tiêu thụ nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm giữa tỉnh Lâm Đồng và TP.HCM giai đoạn 2017-2019” chiều 26.8 PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan-Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM rằng công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, không đợi đến khi vào những nước nhập khẩu mà phải chú trọng đến khâu ban đầu, từ nơi sản xuất.

Đối với TP.HCM không thể đợi nông sản, thực phẩm từ các tỉnh bạn đến, TP mới đặt ra vấn đề an toàn thực phẩm mới kiểm tra, kiểm soát rồi từ chối tiếp nhận hay tiếp nhận mà TP phải theo dõi ngay từ đầu đối với những thực phẩm đã tham gia chuỗi cũng như chương trình giám sát từ nguồn đối với tất cả các thực phẩm sẽ đến TP.

“Trong thời gian tới, TP sẽ kiểm soát rất chặt chẽ nguồn nông sản, thực phẩm, kịp thời thông tin kết quả giám sát nông sản thựcphẩm của Lâm Đồng tiêu thụ tại TP.HCM không bảo đảm an toàn thực phẩm để phối hợp truy xuất nguồn gốc, tăng cường công tác giám sát và xử lý theo quy định. Chúng tôi phấn đấu đến năm 2019 phần lớn các nông sản chủ lực của Lâm Đồng vào TP.HCM được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi”, bà Lan cho hay.

Các cán bộ, nhân viên BanQuản lý an toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ĐàLoan (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) của Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco

Trước mắt, bà Lan đề nghị Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng phải xây dựng, phát triển, nhân rộng các chuỗi cung cấp nông sản an toàn đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh cho TP; tập trung tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy trình an toàn sinh học, quy trình Viet Gap, GlobalGAP, sản xuất thực phẩm an toàn,xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với tái cơ cấu nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nông sản Đà Lạt đang bị trà trộn

Ban Lan khẳng định sẽ khuyến khích những đơn vị sản xuất nông nghiệp theo mô hình công nghệ cao vào chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc.

“Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ làm hết sức mình, đặc biệt là đồng hành cùng với doanh nghiệp kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng và đưa thông tin đến người dân biết được đâu là thực phẩm sạch”, bà Lan nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ở góc độ vĩ mô, để có được thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, bà Lan mong muốn nhà nước cần phải có chính sách để phát triển những doanh nghiệp đầu tư cho thực phẩm sạch.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư để xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, làm thực phẩm sạch, an toàn, chi phí đầu tư rất cao nhưng thời gian thu hồi vốn chậm lại phải cạnh tranh với những nông sản, thực phẩm trôi nổi, không bảo đảm chất lượng.

Hiện nay, đa số những hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ không có nguồn tài chính dồi dào, việc đầu tư vào làm nông nghiệp sạch rất khó nên rất cần những doanh nghiệp phối hợp giúp đỡ nông dân làm thực phẩm sạch.

Điều đáng mừng là hiện nay tại Lâm Đồng có rất nhiều những doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng nông nghiệp công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu cung cấp thực phẩm sạch, an toàn.

Đặc biệt bà Lan đánh giá cao mô hình nông nghiệp công nghệ cao của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển sản xuất Nông nghiệp VinEco, đơn vị này đã dám mạnh dạn đầu tư hàng trăm nghìn ha xây dựng để trồng rau của quả theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Tại đây, đơn vị này đã đầu tư xây dựng 2 khu nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Lạc Dương và huyện Đức Trọng với hơn 50.000ha trồng rau, củ, quả được sản xuất theo chuỗi cung cấp nông sản an toàn.

Đích thân PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra su hào được sản xuất theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao của đơn vị này

Mặc dù vậy bà Lan vẫn tỏ ra lo lắng về nông sản không rõ nguồn gốc, không an toàn nhưng lại được núp bóng là dưới danh nghĩa là nông sản của địa phương này.

Ngay như nông sản Đà Lạt (Lâm Đồng)-một địa phương có nguồn nông sản rất có tiếng sạch được người dân TP.HCM tin tưởng lựa chọn nhưng ở đây cũng có sự trà trộn của những nông sản không rõ nguồn gốc khác, mạo danh là nông sản của Đà Lạt.

Để giải quyết vấn đề này theo bà Lan, lãnh đạo của địa phương phải có trách nhiệm giám sát nguồn nông sản, nếu không sẽ trả giá cho sự mất uy tín của nông sản địa phương mình. Đối với các doanh nghiệp khi ký kết với hộ nông dân làm thực phẩm sạch, phải giám sát được các sản phẩm của nông dân làm ra, chứ không thể ký kết rồi gom lại hết, đánh đồng hết dễ đẫn đến nhiều sản phẩm kém chất lượng bị trà trộn vào.

Bên cạnh đó, bà Lan cũng mong muốn người dân ủng hộ cho nông sản sạch. Việc ủng hộ thiết thực nhất là người dân chỉ mua những nông sản có nguồn gốc, xuất xứ được công nhận là nông sản sạch. Đặc biệt, người tiêu dùng cũng cảnh giác với thực phẩm rẻ bất ngờ, vì đây luôn tìm ẩn rất nhiều nguy cơ.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM chủ động tìm thực phẩm sạch cho người dân