Ngày 28.7, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM, ĐHQG TP.HCM tổ chức hội thảo quốc gia về chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

TP.HCM có thêm cơ hội trở thành trung tâm tài chính, thương mại quốc tế

Tú Viên | 28/07/2022, 17:02

Ngày 28.7, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM, ĐHQG TP.HCM tổ chức hội thảo quốc gia về chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội thảo nhằm cung cấp thêm các luận cứ khoa học, cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất về chủ trương, mô hình, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, góp phần phục vụ xây dựng đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Hội nghị Trung ương 6 và định hình mô hình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện mới.

chinh-quyen-do-thi-tphcm.jpeg
Hội thảo là cơ hội để TP tiếp cận quan điểm, tư duy mới về công nghiệp hóa - hiện đại hóa để bổ sung cho những vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay - Ảnh: P.V

Tại hội thảo, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM Vũ Hải Quân khẳng định, việc bổ sung “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” vào mục tiêu tổng quát trong Văn kiện Đại hội XIII lần này cho thấy bối cảnh toàn cầu hóa, các vấn đề địa chính trị, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, cạnh tranh quốc tế gay gắt, yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh đặt ra cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với đất nước.

Từ đó, đặt ra vị trí vai trò quan trọng, cần thiết để nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, được thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả cao hơn trong những năm tới. Điểm mới trong nhận thức của Đảng là xác định công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng KH-CN, đổi mới sáng tạo, tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vượt lên trong một số ngành, lĩnh vực.

Theo ông Vũ Hải Quân, sau nghị quyết phải là một chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa để cụ thể hóa hệ thống các giải pháp công nghiệp hóa - hiện đại hóa vừa mang tính tổng thể, vừa gắn với quy hoạch phát triển vùng. Trong đó, tổng thể là con người, là KH-CN, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, mỗi vùng, mỗi địa phương sẽ có chiến lược, lộ trình và giải pháp cụ thể để phát huy hết nguồn lực của mình.

Cũng tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết: “Hội thảo là cơ hội để TP tiếp cận quan điểm, tư duy mới về công nghiệp hóa - hiện đại hóa để bổ sung cho những vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay”.

Theo ông Nguyễn Văn Nên, ngay từ những năm đầu đổi mới, TP đã chuẩn bị nguồn lực cơ sở vật chất kĩ thuật đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ then chốt với hệ thống các khu chế xuất, khu công nghệ, khu công nghiệp với mạng lưới hạ tầng thương mại dịch vụ, góp phần phát triển KT-XH, đưa TP.HCM trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo trên cả nước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay TP đứng trước nhiều khó khăn thách thức, có những thách thức rất lớn. Về đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển KT-XH gắn với phát triển đô thị trên nền tảng KH-CN đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng khả năng cạnh tranh giữa các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới.

“Từ hội thảo này TP.HCM sẽ có cơ hội tiếp thu thêm những thông tin thiết thực, bổ ích giúp cho TP có cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra những chủ trương, giải pháp nhằm xây dựng TP trở thành đô thị thông minh, đổi mới sáng tạo công nghệ, vững mạnh, sớm trở thành trung tâm tài chính, trung tâm thương mại quốc tế, đưa các sản phẩm công nghiệp dịch vụ trọng yếu tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”, Bí thư TP khẳng định.

Bài liên quan
TP.HCM: Vi phạm về đấu thầu, nhiều công ty bị xử phạt
Trong báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), UBND TP.HCM đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn trong năm 2023.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM có thêm cơ hội trở thành trung tâm tài chính, thương mại quốc tế