Đến ngày 30.9.2019, ngoại trừ cơ sở giết mổ Trung Tuyến (huyện Cần Giờ), tất cả cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công hiện hữu trên địa bàn TP.HCM sẽ phải chấm dứt hoạt động.

TP.HCM đầu tư nhà máy hiện đại, quyết đóng cửa các lò giết mổ thủ công

25/01/2019, 12:41

Đến ngày 30.9.2019, ngoại trừ cơ sở giết mổ Trung Tuyến (huyện Cần Giờ), tất cả cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công hiện hữu trên địa bàn TP.HCM sẽ phải chấm dứt hoạt động.

Các lò mổ thủ công sẽ bị đóng cửa để đảm bảo an toàn thực phẩm - Ảnh minh họa từ Internet

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến thực phẩm trên địa bàn và các tỉnh, kể cả phục vụ xuất khẩu, TP.HCM sẽ đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp tập trung hiện đại trên địa bàn thành phố.

Theo đó, đến ngày 30.9.2019, TP.HCM sẽ đưa vào hoạt động 6 nhà máy giết mổ gia súc quy mô công nghiệp hiện đại gồm 2 cơ sở tại huyện Hóc Môn và 4 nhà máy tại huyện Củ Chi. Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) sẽ đưa vào hoạt động nhà máy giết mổ heo tại cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan, xã Lương Bình, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Sau khi các nhà máy giết mổ nói trên đi vào hoạt động, tất cả các cơ sở giết mổ hiện hữu phải chấm dứt hoạt động, bao gồm cơ sở giết mổ Trung tâm Bình Tân (quận Bình Tân), cơ sở giết mổ Sơn Vàng, Phước Kiểng (huyện Nhà Bè), Tân Phú Trung, Hòa Phú, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Đông, Xuyên Á (huyện Củ Chi).

Riêng cơ sở giết mổ Trung Tuyến (huyện Cần Giờ) sẽ được tiếp tục hoạt động để cung cấp cho người dân của huyện. Toàn bộ hoạt động giết mổ heo được đưa vào hoạt động tại 6 nhà máy giết mổ gia súc trên địa bàn huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, với công suất giết mổ 10.000 - 15.000 con/ngày.

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hóc Môn cũng được hoạt động giết mổ thủ công với công suất 1.500 con/ngày, song song với hoạt động giết mổ công nghiệp tại nhà máy giết mổ công nghiệp Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn cho đến ngày 30.9.2019.

Đến ngày 31.12.2019, TP.HCM sẽ đưa vào hoạt động 2 nhà máy giết mổ gia cầm quy mô công nghiệp hiện đại trên địa bàn huyện Củ Chi và ngưng hoạt động Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn. Toàn bộ hoạt động giết mổ gia cầm tại Trung tâm An Nhơn sẽ được đưa vào hoạt động tại 2 nhà máy giết mổ gia cầm trên địa bàn huyện Củ Chi, với tổng công suất giết mổ 250.000 - 300.000 con/ngày.

Ngoài ra, Công ty Vissan cũng sẽ đưa vào hoạt động nhà máy giết mổ gia cầm tại cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan, xã Lương Bình, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, với công suất giết mổ gia cầm 12.000 - 20.000 con/ngày.

Đến ngày 31.12.2019, TP.HCM sẽ đưa vào hoạt động nhà máy giết mổ bò, dê cừu tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn do Hợp tác xã Tân Hiệp làm chủ đầu tư, với công suất giết mổ 50 con bò/giờ, 200 con dê cừu/giờ. Bên cạnh đó, Công ty Vissan sẽ đưa vào hoạt động nhà máy giết mổ bò tại cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan, xã Lương Bình, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, với công suất 300 con/ngày.

Dự kiến đến năm 2020, tổng công suất của các nhà máy giết mổ công nghiệp khoảng 15.530 con heo/ngày (tương ứng 1.052 tấn thịt heo/ngày); 300.000 con gia cầm (tương ứng 450 tấn thịt gia cầm/ngày) và 300 con bò/ngày (tương ứng 45 tấn thịt bò/ngày).

Theo UBND TP.HCM, việc xây dựng kế hoạch bố trí nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu giết mổ phục vụ tiêu thụ lớn của người dân, cũng như công tác quản lý, kiểm soát giết mổ, vận chuyển kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh sức khỏe cho người dân thành phố.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM đầu tư nhà máy hiện đại, quyết đóng cửa các lò giết mổ thủ công