Từ ca chỉ điểm, ngành y tế bắt đầu truy vết và phát hiện cụm lây nhiễm tại công ty, tòa nhà văn phòng, khu nhà trọ.

TP.HCM ghi nhận 667 ca nghi mắc COVID-19 trong 1 ngày

P.V | 25/06/2021, 15:51

Từ ca chỉ điểm, ngành y tế bắt đầu truy vết và phát hiện cụm lây nhiễm tại công ty, tòa nhà văn phòng, khu nhà trọ.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM - GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết thông tin này trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều 25.6.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ở TP.HCM cũng dự cuộc họp này.

Theo ông Bỉnh, từ 6 giờ ngày 24.6 đến 6 giờ ngày 25.6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM ghi nhận 667 ca nghi mắc COVID-19. Cụ thể như sau:

- 99 trường hợp trong khu phong tỏa: Xét nghiệm lần 1 (87 người), xét nghiệm lần 2 (9 người), xét nghiệm lần 3 (1 người) và 2 trường hợp đang xác minh thông tin.

- 538 trường hợp trong khu cách ly: Xét nghiệm lần 1 (275 người), xét nghiệm lần 2 (260 người), xét nghiệm lần 3 (3 người).

-14 trường hợp tầm soát, sàng lọc khi khám tại bệnh viện: 1 trường hợp khám tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch; 1 tại Bệnh viện quận 12; 1 tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh; 2 tại Bệnh viện Đại học Y Dược; 2 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương; 2 tại Bệnh viện Thống Nhất; 1 tại Bệnh viện Quốc Ánh; 1 tại Bệnh viện Bình Tân; 1 tại Bệnh viện Ung bướu; 1 tại Trung tâm Y tế TP Thủ Đức; 1 tại Bệnh viện Vạn Hạnh.

- 1 trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp, là hộ lý đang công tác tại Trung tâm Y tế Bình Thạnh, được phát hiện qua xét nghiệm tầm soát.

- 1 trường hợp khi thực hiện mở rộng xét nghiệm.

- 2 trường hợp giám sát sau cách ly tập trung.

- 2 trường hợp nhập cảnh.

- 10 trường hợp đang điều tra.

tp.hcm-ghi-nhan-667-ca-nghi-mac.png
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM - Nguyễn Tấn Bỉnh phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: PV 

Ông Bỉnh nhận định chủng Delta lây lan rất nhanh. Từ ca chỉ điểm, ngành y tế TP.HCM bắt đầu truy vết và phát hiện cụm lây nhiễm tại công ty, tòa nhà văn phòng, khu nhà trọ và ghi nhận thêm hàng trăm ca bệnh.

Gần một tháng bùng phát COVID-19 xuất phát từ nhóm truyền giáo Phục Hưng, tình hình dịch ở TP.HCM còn khá phức tạp. TP bước sang ngày thứ 23 giãn cách xã hội, song số ca mắc mới trong vòng 2 tuần gần đây vẫn cao.

Vượt Bắc Ninh, TP.HCM trở thành địa phương đứng thứ 2 về số lượng ca mắc COVID-19, chỉ sau Bắc Giang.

Bản tin trưa 25.6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 112 ca mắc COVID-19, trong đó TP.HCM nhiều nhất với 50 ca, còn lại: Long An (21), Bắc Giang (18), Bình Dương (12), Hưng Yên (3), Phú Yên (2), Bắc Ninh (2), Quảng Ninh (1) và 3 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Kiên Giang (1), Quảng Ninh (1), An Giang (1).

Sáng 25.6, Bộ Y tế cho biết có thêm 91 ca mắc COVID-19 với 79 trường hợp trong nước, riêng TP.HCM nhiều nhất với 57 ca.

Theo Sở Y tế TP.HCM, chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca khởi động vào ngày 19.6. Trong ngày tiêm đầu tiên chỉ tiêm được 878 liều, đến ngày 20.6 đã tiêm được 5.000 liều.

Chiều 21.6, TP.HCM bắt đầu tiêm ở điểm tiêm các quận huyện và các khu vực khác, nhưng đến hết ngày 24.6 chỉ mới tiêm được 447.000 liều (hơn 1/2 số lượng vắc xin đã có). Trong khi đó, chỉ còn 1 ngày nữa là kết thúc đợt tiêm hơn 800.000 liều vắc xin.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh thừa nhận những ngày đầu của chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 còn rất nhiều thiếu sót. Sự phối hợp giữa đơn vị tiêm và người tiêm còn nhiều bất cập, nhất là sự điều phối còn chậm chạp.

Trước tình hình đó, UBND TP.HCM đã họp chỉ đạo để tìm ra những thiếu sót trong việc tổ chức tiêm và tìm cách khắc phục.

Trong hôm qua (24.6), TP.HCM đã được Bộ Y tế hỗ trợ 200 bác sĩ tham gia khám sàng lọc cũng như tham gia cấp cứu tại các điểm tiêm. Riêng TP, ngoài 1.000 đội tiêm theo kế hoạch, còn huy động thêm 290 đội. Mỗi đội tiêm 5 người gồm 1 bác sĩ sàng lọc, 1 bác sĩ theo dõi bệnh nhân sau tiêm và 3 nhân viên y tế.

Vào các ngày trước đó chỉ tiêm trên dưới 100.000 liều/ngày, nhưng đến hôm qua (24.6) được sự hỗ trợ của Bộ Y tế, TP đã dồn toàn lực tiêm hơn 170.000 liều. Dù chỉ mới tiêm 447.000 liều, nhưng với tốc độ tiêm như ngày 24.6 vừa qua thì trong ngày 25 và 26.6, TP sẽ tiêm hết hơn 800.000 liều trên đảm bảo tiến độ tiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, ông Bỉnh khẳng định.

Theo ông Bỉnh, trong chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin phòng COVID-19 này, TP chỉ có 2 ngày chuẩn bị và 5 ngày tiêm, một tốc độ rất nhanh. Đây chính là tiên đề để TP khởi động cho nhiều chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 trong những đợt tiếp theo.

Dân số TP.HCM khoảng 10 triệu người, với 75% người dân tiêm vắc xin ngừa COVID-19 thì cần 13 triệu liều. Hiện TP đã tiêm được 1 triệu liều. Như vậy, TP còn phải 14 lần tiêm như vậy”, ông Bỉnh nói.

Ông Bỉnh lưu ý các điểm tiêm phải chủ động, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đặc biệt là phương tiện hồi sức cấp cứu, không thể để những tai biến không mong muốn xảy ra, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người, góp phần thực hiện hoàn hảo chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

Vắc xin nào cũng có phản ứng phụ, tùy theo cơ địa người tiêm, nên chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để xử lý khi xảy ra phản ứng phụ”, ông Bỉnh đề nghị.

Cũng theo ông Bỉnh, trong số các trường hợp được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại TP.HCM có 1.000 người phản ứng sau tiêm, trong đó có 73 phản ứng phản vệ sau tiêm, trong đó 20 người phản ứng độ 1; 26 phản ứng độ 2;15 phản ứng độ 3; 2 phản ứng độ 4…

Hiện cả hai trường hợp phản ứng độ 4 đang nằm hồi sức và phải thở máy”, ông Bỉnh cho biết.

Bài liên quan
TP.HCM: Xử phạt và đình chỉ hoạt động nhiều cơ sở khám chữa bệnh
Ngày 24.4, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM công bố quyết định xử phạt và đóng cửa nhiều cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn do có nhiều sai phạm trong hoạt động khám chữa bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM ghi nhận 667 ca nghi mắc COVID-19 trong 1 ngày