Hiện TP.HCM đang tồn tại 32 vị trí sạt lở bờ sông, kênh rạch. Tình trạng này càng trở nên nguy hiểm hơn trong mùa mưa, khi lượng nước từ thượng nguồn đổ về lớn.

TP.HCM: Hàng chục điểm sạt lở nguy hiểm đang đe dọa trong mùa mưa

Hồ Quang | 15/06/2023, 20:38

Hiện TP.HCM đang tồn tại 32 vị trí sạt lở bờ sông, kênh rạch. Tình trạng này càng trở nên nguy hiểm hơn trong mùa mưa, khi lượng nước từ thượng nguồn đổ về lớn.

Chia sẻ tại cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng chống dịch tại TP.HCM vào chiều 15.6, ông Trần Văn Nghĩa - Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cho biết, hiện nay trên địa bàn TP có 32 vị trí sạt lở (8 vị trí đặc biệt nguy hiểm và 24 vị trí nguy hiểm).

tphcm-hang-chuc0diem-at-lo-hinh-anh(1).png
Nhiều điểm sạt lở trên địa bàn TP.HCM- Ảnh: PV

Trong số 32 vị trí sạt lở, TP. Thủ Đức (8 vị trí ), huyện Nhà Bè (7  vị trí ), huyện Bình Chánh (4 vị trí ), huyện Cần Giờ (7 vị trí), quận Bình Thạnh (4 vị trí), huyện Hóc Môn (1 vị trí), huyện Củ Chi (1 vị trí).

Ông Nghĩa cho biết, đến nay 23/32 vị trí có chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở. Thành phố đang triển khai thực hiện các dự án kè chống sạt lở, đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt và sớm triển khai thi công các dự án kè phòng, chống sạt lở thuộc thẩm quyền của địa phương, đơn vị làm chủ đầu tư. Thành phố đặt mục tiêu sớm hoàn thành đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong các khu vực bị ảnh hưởng của sạt lở.

Để hạn chế tối đa tác động của tình trạng sạt lở đến đời sống, tính mạng của người dân, các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án công trình kè chống sạt lở bảo vệ khu dân cư trong thời gian ngắn nhất. Đây là phương án để sớm có mặt bằng phục vụ thi công, hoàn thành dứt điểm các dự án kè trên địa bàn TP nhằm phòng chống sạt lở, ngăn triều bảo vệ an toàn khu dân cư.

Để chủ động ứng phó với tình hình sạt lở, ông Nghĩa cho biết TP đang triển khai các phương án kiểm tra, xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang sông, kênh, rạch; giải tỏa các khu vực lấn chiếm hành lang sông, kênh, rạch đã tồn tại từ trước để tạo mỹ quan đô thị, hạn chế sạt lở bờ; tổ chức cắm biển cảnh báo các vị trí có nguy cơ sạt lở để người dân được biết và có phương án phòng tránh; thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân không lấn chiếm hành lang sông, kênh, rạch; sắp xếp, bố trí lại dân cư tại khu vực nguy cơ sạt lở cao đến nơi định cư an toàn.

Bài liên quan
Vui chơi lễ 30.4 ở TP.HCM và các tỉnh gần
Vào dịp lễ 30.4, TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa, Bà Rịa - Vũng Tàu có biểu diễn múa lân sư rồng, chiếu phim ngoài trời còn Bình Dương tổ chức đêm nhạc nước để phục vụ người .

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Hàng chục điểm sạt lở nguy hiểm đang đe dọa trong mùa mưa