Hôm nay đã là 16 âm lịch, không khí háo hức đón Tết đang tràn khắp mọi ngõ ngách thành phố. Thế nhưng nàng xuân dường như quên mất những cư dân sống trên cù lao nằm giữa dòng Bến Nghé chỉ cách trung tâm thành phố chừng 5 phút đường xe...

TP.HCM: Không khí tết chưa về đến cù lao Nguyễn Kiệu

Lê Ngọc Dương Cầm | 13/01/2017, 07:01

Hôm nay đã là 16 âm lịch, không khí háo hức đón Tết đang tràn khắp mọi ngõ ngách thành phố. Thế nhưng nàng xuân dường như quên mất những cư dân sống trên cù lao nằm giữa dòng Bến Nghé chỉ cách trung tâm thành phố chừng 5 phút đường xe...

Cù lao Nguyễn Kiệuthuộc phường 1, quận 4, đã từng có 518 hộ dân sinh sống. Năm 2006, UBND thành phố có chủ trươngbiến ốc đảo thành công viên, hàng loạt hộ dân đã dời đinơi khác sinh sống. Sau 11năm, công viên chưa hình thành, vẫn còn 72 hộ dân (tính luôn một ngôi chùa và một nhà thờ) vẫn còn bám trụ ốc đảo, chờ được đền bù thỏa đáng mới chịu di dời.

Chúng tôi đặt chân đến cù lao Nguyễn Kiệu trong những ngày giáp Tếtnhưng không khí háo hức đón xuân về hìnhnhư không hiện diện ở đây. Các ngõ ngách đi vào cù lao hoang vắng, đìu hiu. Lưa thưa những ngôi nhà xập xệ nằm giữa đống tường gạchđổ nát, cỏ dại mọc um tùm.

Chỉ vào một dãy nhà đã đập phá, ông Nguyễn Văn Cấnnói: "Tui ở đây từ hồi khai thiên lập địa. Ngày xưa, Tết vui lắm. Còn bây giờ, sống giữa một khu hoang tàn thế này thì Tết nhất gì chú ơi!".

Những đứa trẻtrên cù lao Nguyễn Kiệu

Là chủngôi nhà sàn nằm sát dòng Bến Nghé, chị Thúy đượm buồn cho biết: "Tui còn ở lại, sống trong cảnh thưa ngườitui cũng sợ lắm. Nhưng chưa đủ tiềnmua nhà chỗ khác thì đành chịu. Những người có điều kiện đã đi hết rồi. Ngày nào cũng như ngày nấy, tui có chuẩn bị Tết gì đâu".

Chị Lê Thị Xuân Thảo nhà cạnh đó cho biết thêm: "Có một số người nhận tiền đền bù xong, giờ hết tiền,cũng quay lại đây căng lều để sống. Chú lên xóm Miễu trên kia một chútsẽ thấy thôi. Nhà còn không có thì họ làm gì có Tết".

Phần lớn nhà ở trên cù lao đã được tháo dỡ, đập phá nhưng vẫn còn nhiềungười ở lại

Ngồi trên bộ ván ngựa, dưới tấm bạt che tạm bợ, bà Nguyễn Thị Ty buồn xo trong ngày cận tết. Năm nay đã 77 tuổi, bà vẫn cố bám lấy cái cù lao đã gắn bó cuộc đời mình. Bà nói: "Nhà tui 24 mét vuông, nhận tiền đền bùhơn 200 triệu, không đủ mua nhà khác. Tui che tạm cái chòi này để ở, chừng nào bịđuổi thì đi. Ở đây còn nhiều người cũng có hoàn cảnh giống tui".

Nếu không nhìn thấy các trẻ emvô tư nô đùa trênnhững đống tường gạch đổ nát,một gia đình đang quây quần làm dưakiệu, có lẽ chúng tôi không cảm nhận được mùa xuân đang về tại cù lao này.

Một sốhình ảnh chúng tôi ghi nhận tại cù lao Nguyễn Kiệu:

Cù lao Nguyễn Kiệu nhìn từcầu Nguyễn Văn Cừ

Cổng vào cù lao

Những người "có điều kiện" đã đập phá nhà, bàn giao mặt bằng... đinơi khác sống

Bỏ lại cù lao những nền nhà...

... nhữngđống gạch bề bộn

... cùngnhững bức tường nham nhở

Nhưng vẫn còn nhiềungườibám trụ ở cù lao này

Không khíxuân chưa thấy về trênđến ốc đảo hoang vắngnằm giữa thành phố nhộn nhịp

Bước chân vào nơi đây, chúng tôi có cảm giác như đang ở một ốc đảobị bỏ hoang

Rất thưa vắng người

Cư dân nhiều thế hệ còn sótlại, họ là những con người đã được sinh ra và lớn lên ở cù lao này

Trẻ em vô tưchơi đùa trên những đống gạchđổ nát

Cậu bé này đang ăn vội bữa trưa đểchuẩn bị đến trường

Trong những túp lều có những mảnh đời nghèo khó

"Tui căng lều ở tạm. Khi nào nhà nước đuổi thì đi", bà Nguyễn Thị Ty nói

BàNguyễn Thị Hồng cũng căng lều sốngtại cù lao. Bà nói: "Trước ba má tui có nhà ở đây nênvợ chồng tui ở chung. Sau khi ba má nhận tiền bồi thường, nhà giải tỏa, vợ chồng tui về quê nhưng không sống nổi, lại phải lên đây. Ở đâu quen đó mà... Căn lều tui đang sống trước đâylà một sạp trái cây của một người buôn bán ở chợ chồm hổm nằm trên cù lao này"

"Khổ quá, làm gì biết Tết hảchú!", chị Nguyễn Ngọc Phượng than thở

Bếp lửa hồng bên dòng Bến Nghé êm đềm. Không gian ở đây thanh bình và yên tĩnh như ở một miền quê

Một ngôi nhàcủa một cư dân cù lao

Chị Lê Thị Xuân Thảo đang cùng con gái làm dưa kiệu -tín hiệu duy nhất báo hiệu Tết về trên ốc đảo hoang tàn này

Bài và ảnh: Dương Cầm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Không khí tết chưa về đến cù lao Nguyễn Kiệu