Trước tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona (nCoV) bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc và lây lan ra nhiều quốc gia, số người chết và mắc bệnh tăng lên chóng mặt, Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh này tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất và chỉ đạo các cơ sở khám bệnh lên phương án thu dung, điều trị bệnh nhân.

TP.HCM: Kiểm tra cửa khẩu, chỉ đạo thu dung điều trị bệnh viêm phổi cấp ​

Hồ Quang | 23/01/2020, 15:00

Trước tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona (nCoV) bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc và lây lan ra nhiều quốc gia, số người chết và mắc bệnh tăng lên chóng mặt, Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh này tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất và chỉ đạo các cơ sở khám bệnh lên phương án thu dung, điều trị bệnh nhân.

Sáng nay (23.1), đúng vào ngày 29 Tết, đoàn công tác Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona (nCoV) tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo đại diện sân bay Tân Sơn Nhất, giai đoạn Tết Nguyên đán, mỗi ngày ở đây có khoảng 973 chuyến bay, tăng 20% so với thường nhật, và 10% so với năm 2019. Những ngày qua, nhân viên sân bay đã hướng dẫn, phát tờ rơi cho hành khách nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đặc biệt đối với hành khách đi, đến hay có tiếp xúc với những người từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trong vòng 14 ngày nếu bản thân cảm thấy bị sốt, ho, khó thở phải tự giác đến các cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh.

Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đề nghị Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật phối hợp với các ngành có liên quan giám sát, kiểm tra chặt chẽ các hành khách từ vùng dịch ở Trung Quốc và các quốc gia khác đang có dịch bệnh này để sớm phát hiện những trường hợp bị sốt cách ly và vận chuyển bệnh nhân đến các cơ sở điều trị.

Ông Hưng lưu ý không chỉ riêng an ninh, nhân viên tại sân bay, mà các bệnh viện, cơ quan chức năng có liên quan phải thắt chặt kiểm soát, khám xét cả hành khách lẫn hành lý bị nghi ngờ mắc bệnh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi rút lây nhiễm vào Việt Nam và lây lan ra cộng đồng.

Những trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu viêm phổi cấp sẽ được giữ lại cách ly điều trị trong cơ sở khám chữa bệnh. Đối với các trường hợp có dấu hiệu về hô hấp, ho, sổ mũi,… vẫn được cho về nhà nhưng sẽ cách ly với người nhà, hạn chế di chuyển nhiều nơi. Viện Pasteur TP.HCM sẽ là đơn vị chính xét nghiệm theo quy trình để xác định bệnh nhân có mắc bệnh hay không.

Hệ thống giám sát thân nhiệt từ xa đối với hành khách tại cửa khẩu sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất - Ảnh: PV

Ông Hưng chỉ đạo Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế khi phát hiện những hành khách nghi ngờ mắc bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona, lập tức cách ly, theo dõi và thông báo cho Trung tâm cấp cứu 115 vận chuyển chuyển người bệnh đến nơi điều trị.

Trước mắt, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM sẽ là nơi trực tiếp thu dung điều trị những bệnh nhân lớn tuổi cũng như trẻ em bị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona (nCoV). Các bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cũng sẵn sàng tiếp ứng điều trị bệnh nhi mắc bệnh viêm phổi cấp khi cần thiết.

Bên cạnh đó, để chủ động giám sát dịch bệnh bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona (nCoV) trong công đồng được thuận lợi và chặtchẽ, tránh có thể bị lây lan, nếu phát hiện bệnh, ông Hưngđề nghị Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế lập danh sách những hành khách đến từ vùng có dịch bệnh ở Trung Quốc và một số quốc gia bị lây lan khác để cùng phối hợp hợp Trung tâm kiểm soát bệnh tật và chính quyền địa phương theo dõi, giám sát trong vòng 14 ngày. Báo cáo thông tin điều tra ban đầu về ca nghi nhiễm và danh sách người tiếp xúc để kịp thời thực hiện các biện pháp phòng và cách ly, điều trị. Các đơn vị liên quan sẽ tăng cường tuyên truyền phòng chống Corona để cộng đồng hiểu, chủ động phối hợp phòng chống, tránh tâm lý hoang mang.

Sở Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện được phân công nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona phải chuẩn bị đầy đủ thuốc men, trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất, nhân lực... để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị các ca bệnh từ sân bay và trong cộng đồng chuyển đến. Tất cả các bệnh viện công lập, tư nhân trên địa bàn thành phố tiến hành xét nghiệm tầm soát với những ca bệnh nghi ngờ, chủ động phối hợp liên viện để chuyển viện an toàn, tránh phát tán dịch bệnh ra cộng đồng.

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 23.1.2020 tạiTrung Quốc đã ghi nhận 541 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 17 trường hợp tử vong, 15 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh. Các trường hợp mắc bệnh được ghi nhận tại 13 tỉnh, thành phốgồm: Hồ Bắc, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Quảng Đông, Chiết Giang, Sơn Đông, Giang Tây, Hà Nam, Hồ Nam, Tứ Xuyên và Vân Nam. Hiện đã có 7 quốc gia và vùng lãnh thổ phát hiện có các ca bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona (nCoV) lây lan từ Trung Quốc, trong đó Thái Lan có 4 trường hợp, Nhật Bản có 1 trường hợp, Hàn Quốc có 1 trường hợp, Đài Loan có 1 trường hợp, Mỹcó 1 trường hợp, Hồng Kông có 1 trường hợp và Ma Cao có 1 trường hợp.

Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Trước đó đã có 3 hành khách đến từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc)được phát hiện sốt qua máy đo thân nhiệt từ xa tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng và Sân bay Quốc tế Cam Ranh, các hành khách đã được cách ly kịp thời, loại trừ nhiễm nCoV và đã trở về Trung Quốc.

Trong khi đó, Tổ chức Ytếthế giới (WHO) nhận định bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đã có khả năng lây truyền hạn chế từ người sang người. WHO cũng đã tổ chức cuộc họp Ủy ban đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng để xem xét tuyên bố vụ dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại Trung Quốc là một Sự kiện y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) hay không và đưa ra các khuyến nghị cho các quốc gia thành viên. Hôm nay (23.1) WHO sẽ tiếp tục họp về nội dung này.

Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV phù hợp với diễn biến tình hình dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họngbằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

4. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

5. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tincho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Kiểm tra cửa khẩu, chỉ đạo thu dung điều trị bệnh viêm phổi cấp ​