Năm 2020 toàn bộ các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM đều giảm số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị so với cùng kỳ. Đây là điều chưa từng xảy ra trong suốt 10 năm qua tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.

TP.HCM: Lần đầu tiên sau 10 năm tất cả các cơ sở y tế đều giảm bệnh nhân

Hồ Quang | 11/01/2021, 18:03

Năm 2020 toàn bộ các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM đều giảm số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị so với cùng kỳ. Đây là điều chưa từng xảy ra trong suốt 10 năm qua tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.

Ngày 11.1, Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong năm 2020 số lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM đều giảm so với cùng kỳ.

tphcm-lan-dau-tien-sau-10-nam-tat-ca-cac-co-so-y-te-deu-giam-benh-nhan-hinh-anh(1).png
Bệnh viện Nhi đồng 1 - một trong những bệnh viện có số lượt bệnh nhân giảm sâu nhất trong năm 2020 vừa qua - Ảnh: P.V 

Theo đó, tổng số lượt khám và điều trị ngoại trú trong năm 2020 là 39.658.641 lượt bệnh nhân, giảm hơn 4,2 triệu lượt so với năm 2019, tương ứng giảm 20,8%, trong đó các bệnh viện thuộc Bộ, ngành giảm 16,3%, khối các bệnh viện TP giảm 21,3%, khối các bệnh viện quận, huyện giảm 16,5%, khối trung tâm y tế và trạm y tế giảm 28,7%, khối các bệnh viện tư nhân giảm 20,9%, các phòng khám đa khoa tư nhân giảm 29,4%.

Như vậy bệnh nhân điều trị ngoại trú giảm nhiều nhất là các bệnh viện tuyến TP, từ 19.538.651 lượt bệnh nhân năm 2019 xuống còn 15.382.977 lượt bệnh nhân vào năm 2020; kế đến là bệnh viện tuyến quận huyện từ 11.356.565 lượt bệnh nhân vào năm 2019 xuống còn 9.485.088 lượt bệnh nhân; bệnh viện bộ ngành từ 6.217.151 lượt bệnh nhân vào năm 2019 xuống còn 5.205.516 lượt bệnh nhân…

Trong khi đó, tổng số lượt khám và điều trị nội trú trong năm 2020 là 1.787.497, giảm hơn 419 nghìn lượt so với năm 2019, tương ứng giảm 16,3%. Trong đó, các bệnh viện thuộc Bộ, ngành giảm nhiều nhất (19%), các bệnh viện trên địa bàn TP không thuộc Bộ, ngành giảm 15,8%, trong đó, khối bệnh viện TP giảm 18,8%, bệnh viện quận, huyện giảm 14,8%, bệnh viện tư giảm 4,5%.

Sở Y tế TP.HCM cho biết đây là lần đầu tiên sau 10 năm, số lượt khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP đều giảm so với cùng kỳ. Trong giai đoạn 10 năm liên tục trước đó (2010-2019) số lượt khám, chữa bệnh cứ tăng dần mỗi năm.

Nguyên nhân chính của sự sụt giảm chưa từng có này là do tác động của dịch COVID-19. Ngay cả những bệnh viện vốn thường xuyên quá tải bệnh nhân thì năm 2020 vừa qua lượng bệnh nhân ngoại trú và nội trú ở các bệnh viện này đều giảm rõ.

Trong số các bệnh viện vốn quá tải của TP bị giảm sâu nhất chính là 2 bệnh viện nhi đồng. Trong đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 số lượt bệnh nhân khám điều trị ngoại trú giảm đến hơn 800.000 lượt bệnh nhân, từ 1.995.607 lượt bệnh nhân năm 2019 xuống còn 1.172.571 lượt bệnh nhân; bệnh nhân nội trú giảm hơn 50.000 lượt.

Bệnh viện Nhi đồng 1 số lượng bệnh nhân khám và điều trị ngoại trú giảm hơn 600.000 lượt bệnh nhân, từ 1.820.548 lượt bệnh nhân năm 2019 xuống còn 1.201.298 lượt bệnh nhân; bệnh nhân nội trú giảm hơn 20.000 lượt.

Sở Y tế TP cho rằng dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chính sách liên thông khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến tỉnh đã bắt đầu có hiệu lực, chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt định mức của các bệnh viện TP trong các năm 2018, 2019 chưa được giải quyết, giá viện phí chưa cấu thành đủ các yếu tố, các bệnh viện tiếp tục được giao tự chủ trong những năm tiếp theo… sẽ là những khó khăn, thách thức rất lớn cho các bệnh viện công lập trên địa bàn TP.

Trước tình hình trên, Sở Y tế TP kiến nghị UBND TP.HCM, Bộ Y tế cùng các Bộ, Ngành có liên quan tham mưu Chính phủ có những chính sách, chủ trương nhằm hỗ trợ cho các bệnh viện công lập vừa đảm bảo cho các bệnh viện tự chủ tài chính ổn định, vừa thực hiện nhiệm vụ cao quý được giao.

Riêng các bệnh viện, Sở Y tế TP đề nghị chủ động có kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hoạt động năm 2021 phù hợp với các yêu cầu thực tiễn, nhất là góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành y tế TP.

Bài liên quan
Lần đầu tiên vinh danh các nhà sáng tạo nội dung số truyền cảm hứng
Ngày 19.4 tại Hà Nội, giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã khởi động mùa thứ 2 (VCA 2024) với những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
13 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Lần đầu tiên sau 10 năm tất cả các cơ sở y tế đều giảm bệnh nhân