Dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát trở lại, đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam đã xuất hiện nhiều ổ dịch tả lợn châu Phi đang bao vây TP.HCM. Trước tình hình đó, TP đã đề ra nhiều giải pháp để “phong tỏa”, không cho bệnh tả lợn châu Phi xâm nhập vào địa phương.
Ngày 14.5, Bộ NN-PTNT đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi và bàn các giải pháp quản lý tiêu thụ thịt heo...
Theo Sở NN-PTNTTP.HCM, dù hiện nay TP chưa phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi nào nhưng nguy cơ là rất cao. Vì hiện nay, Đồng Nai - một địa phương nằm cạnh TP đã xuất hiện nhiểu ổ dịch tả lợn châu Phi và ở miền Tây cũng đã có địa phương xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.
Trong khi đó, nguồn heo cung cấp cho các lò giết mổ ở TP.HCM đến từ Đồng Nai và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ khác như: BìnhDương, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong số khoảng 7.000 con heo các lò giết mổ mỗi ngày thì lượng heo của các địa phương trên chiếm chủ yếu. Ngoài ra, mỗi ngày TP còntiếp nhận khoảng 2.500 con heo giết mổ từ các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh và Đồng Nai cung cấp cho thị trường TP.
Như vậy có thể thấy, nguồn heo cung cấp cho TP hiện nay là đến từ địa phương mắcdịch tả lợn châu Phi và nhiều địa phương khác.
Theo ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, hiện nay TP còn đang đối diện với một nguy cơ lây bệnh tả lợn châu Phi là do việc nuôi heo bằng nguồn thức ăn từ các quán ăn, nhà hàng.
“Thành phố có 3.917 hộ chăn nuôi heo với tổng đàn 274.154 con, trong đó 270 hộ nuôi heo bằng nguồn thức ăn dư thừa tại các nhà hàng quán ăn. Đây là mối nguy cơ cao để lây landịch tả lợn châu Phi”, ông Trung nói.
Trước tình hình trên, ông Trung cho biết, TP đã đưa ra nhiều tình huống giải quyết khi có dịch bệnh xảy ra, nhất là khi tỉnh Đồng Nai xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Trước mắt TP.HCM sẽ lập thêm 3 điểm chốt kiểm dịch tạm thời nằm ở các cửa ngỏ hướng từ Đồng Nai, Bình Dương vào TP gồm: Khu vực cầu Phú Cường, cầu Bến Súc (Củ Chi) và khu vực cầu Phú Long (quận 12).
Tạiđây, lực lượng kiểm dịch sẽ giám sát chặt chẽ nguồn heo vận chuyển về TP phải xuất phát từ những điểm không có dịch, có giấy chứng nhận kiểm dịch ở cả 3 cấp, xã, huyện, tỉnh thì mới cho phép nhập vào. Hiện TP cũng thống nhất các tuyến đường đưa heo về TP phải đi theo tuyến Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1K,phải được tiêu độc khừ trùng tại các trạm kiểm dịch.
Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM cho biết, trong thời gian qua, TP đã thực hiện quyết liệt để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan vào địa bàn TP. Đến nay TP cũng đã có những giải pháp riêng để chỉ đạo cho các quận huyện theo dõi và kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn heo.
Các ngành chức năng đã hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh bằng an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn các quận huyện của TP. Đồng thời, khuyến cáo các hộ chăn nuôi không nên tận dụng lấy thức ăn thừa cho heo ăn; hoặc nếu có thì phải nấu sôi, sát trùng các thùng đựng thức ăn.
UBND TP cũng đã chỉ đạo cho Sở Công Thương làm việc với các doanh nghiệp về khả năng cung ứng, dự trự nguồn thịt heo, đảm bảo cân đối cung cầu thị trường TP. Hiện nguồn thịt đang cung ứng cho thị trường từ các đơn vị khoảng 106,5 tấn thịt heo mỗi ngày. Do vậy, TP đang chỉ đạo tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đưa vào cấp đông dự trữ. Đặc biệt, TPsẽ bàn các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi tiêu thụ và chế biến thịt heo.
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN-PTNTcho rằng, dịch tả lợn châu Phi hết sức nguy hiểm và có sự lây lan phức tạp. Do đó, ông Tiến đề nghị TP.HCM phải tập trung siết chặt hơn nữa việc chăn nuôi heo của các hộ chăn nuôi trên địa bàn, vì nếu để xảy ra dịch thì rất nhiều hệ lụy phức tạp.
“TP.HCM phải hết sức cố gắng quyết tâm hơn nữa để luôntiên phong trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi và giữ được đàn heo trên 274 ngàn con, ổn định và luôn kiểm soát tốt dịch bệnh trong mọi điều kiện'', ông Tiến mong muốn.
Hồ Quang