Trong những ngày cuối tháng 11. 2018, tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM bất ngờ tăng cao, cùng với trận mưa lịch sử sau cơn bão số 9 khiến tình hình dịch bệnh trong thời gian tới có nguy cơ tăng mạnh và diễn biến phức tạp.

TP.HCM: Lo lắng dịch bệnh bùng phát sau bão số 9

Hồ Quang | 27/11/2018, 16:17

Trong những ngày cuối tháng 11. 2018, tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM bất ngờ tăng cao, cùng với trận mưa lịch sử sau cơn bão số 9 khiến tình hình dịch bệnh trong thời gian tới có nguy cơ tăng mạnh và diễn biến phức tạp.

Theo Trung tâm Ytế dự phòng TP.HCM, trong tuần qua, các dịch bệnh đồng loạt tăng, cả bệnh sởi,sốt xuất huyết, tay chân miệng... Đặc biệt, bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng khá cao.

Trong tuần 47 vừa qua, số ca nhập viện sốt xuất huyết được ghi nhận tại thành phố lên đến 1.147 ca, tay chân miệng là 171 ca, còn sởi là 66 ca. Như vậy, nếu so với những tuần trước đó, bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng đã tăng mạnh trở lại.

Cụ thể bệnh sốt xuất huyết ở tuần thứ 45 chỉ ghi nhận có 953 ca, thì đến tuần 46 lên đến 1.034 ca, và tuần vừa qua tiếp tục tăng lên với 1.147 ca.

Trong khi đó, bệnh tay chân miệng sau một thời gian dài tạm lắng xuống, khi ở tuần 46 chỉ còn ghi nhận có 156 ca, thì tuần qua đã lên đến 171 ca, con số này cao hơn cả tuần 45 trước đó. Riêng bệnh sởi ghi nhận thêm 66 ca, cao hơn 2 tuần trước đó chỉ có 64 và 62 ca.

Tính từ đầu năm đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết của TP ghi nhận được đã lên đến 21.787 ca, tay chân miệng là 6.340 ca và sởi có 521 ca.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết nếu so với cùng kỳ năm ngoáithì cả bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và sởi đều tăng. Trong đó, sốt xuất huyết tăng 10%, tay chân miệng tăng 26%, còn bệnh sởi tăng 512 ca ( thời điểm nàynăm ngoái thành phốkhông ghi nhận ca mắc sởi nào). Tính từ đầu năm đến nay, số ca mắc sốt xuất huyếtghi nhận đượclên đến 21.787 ca, tay chân miệng là 6.340 ca và sởi có 521 ca.

Trong khi đó, thành phố vừa trải qua đợt mưa lụt lịch sử sau cơn bão số 9 khiến các chuyên gia y tế tỏ ra lo ngại về nguy cơbùng phát dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết, tay chân miệng.

Bác sĩ Dũng chia sẻ, sau trận mưa bão vừa qua, TP bị ngập nhiều nơi, không chỉ có rác thải mà còn cả gia xúc,gia cầm và những xúc vật chết trôi nổi trong nước gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Nguồn nước ô nhiễm này lại tràn vào nhà dân nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh sau khi nước rút là rất lớn.

“Ngoài nguy cơ bùng phát các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh về da... thì sốt xuất huyết cũng cơ hội bùng phát mạnh hơn. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sẽ gia tăng sau mưa bão càng làm cho bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và khó lường hơn”, bác sĩ Dũng tỏ ra lo lắng.

Trước tình hình các dịch bệnh đang tăng lên, để chủ động phòng chống dịch bệnh sau mưa bão, Trung tâm Ytế dự phòng TP.HCM khuyến cáo người dân phải lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Tiêu diệt loăng quăng (bọ gậy), diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng.

“Trong điều kiện hiện nay, người dânkhi ngủ nên mắc màn, kể cả ban ngày để tránh bị muỗi đốt gây sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, người dân phải súc rửa vệ sinh bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất”, bác sĩ Dũng đề nghị.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Lo lắng dịch bệnh bùng phát sau bão số 9