Sau gần 10 năm, TP.HCM bất ngờ ghi nhận 1 trường hợp tử vong do chó dại cắn. Ngay lập tức ngành y tế TP đã nhanh chóng lập danh sách những người tiếp xúc với con chó dại trên để hướng dẫn cách phòng ngừa, điều trị.

TP.HCM: Một phụ nữ tử vong sau 2 tháng bị chó dại cắn

Hồ Quang | 25/05/2017, 13:16

Sau gần 10 năm, TP.HCM bất ngờ ghi nhận 1 trường hợp tử vong do chó dại cắn. Ngay lập tức ngành y tế TP đã nhanh chóng lập danh sách những người tiếp xúc với con chó dại trên để hướng dẫn cách phòng ngừa, điều trị.

Ngày 25.5, thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho hay TP vừa ghi nhận 1 trường hợp tử vong do chó dại cắn.

Đây là một phụ nữ 52 tuổi, bị chó của một người hàng xóm cắn vào cuối tháng 3.2017 nhưng không được tiêm phòng. Riêng con chó cắn người phụ nữ trên cũng đã tử vong sau khi cắn nạn nhân.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết đây là ca tử vong do bị chó dại cắn xuất hiện trở lại sau gần 10 năm. Từ năm 2010 đến nay TP mới phát hiện ca tử vong do chó dại cắn.

“Hiện những người đã tiếp xúc với con chó dại trên được chúng tôi lập danh sách, đặc biệt là những trường hợp bị con chó này cào, liếm để hướng dẫn tiêm phòng ngừa dại. Chúng tôi cũng đã phối hợp với Chi cục Thú y TP để điềutra những đàn chó ở khu vực xuất hiện chó dại trên để tiến hành tiêm chủng”, ông Dũng nói.

Qua sự việc trên, Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin phòng dại cho bản thân và cho cả chó, mèo nuôi để phòng ngừa bệnh dại. Trong trường hợp người dân chưa tiêm phòng ngừa dại, nếu khi bị chó, mèo cào, cắn thì xối rửa kỹ tất cả cácvết cắn, cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc cồn Iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn.

Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn. Sau đó đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.

Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cào, cắn. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết…,hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Một phụ nữ tử vong sau 2 tháng bị chó dại cắn