UBND TP.HCM đã kiến nghị Trung ương cho ưu tiên sử dụng các quỹ đất nhà nước trực tiếp quản lý để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.

TP.HCM muốn lất đất công để xây nhà ở xã hội

Phan Diệu | 21/09/2018, 11:48

UBND TP.HCM đã kiến nghị Trung ương cho ưu tiên sử dụng các quỹ đất nhà nước trực tiếp quản lý để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.

Theo UBND TP.HCM, thời gian vừa qua, tình hìnhthực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hộicho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Do đó, UBND TP.HCM đã kiến nghị Trung ương ưu tiên sử dụng các quỹ đất nhà nước trực tiếp quản lý do các doanh nghiệp đang sử dụng làm nhà xưởng tại các quậnhuyện thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệpcũng nhưquỹ đất do các cơ quan nhà nước hiện đang quản lý thuộc diện sắp xếp lại để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.

TP.HCM cũng kiến nghị phân bổ nguồn vốnngân sách thu được của chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội theo hình thức nộp bằng tiền. Việc này nhằm đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách, bổ sung cho Quỹ phát triển nhà ở TP.HCMđể đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bànthành phố, giải quyết cho các hộ gia đình chính sách vay mua nhà ở xã hội.

Song song đó là bố trí nguồn vốn từ ngân sách để Ngân hàng Nhà nước triển khai việc cấp bù lãi suất nhằm thực hiện sớm chính sách nhà ở xã hội, triển khai thực hiện cho vay ưu đãi và chính sách tiết kiệm nhà ở xã hội, tạo thêm nguồn vốn thực hiện chương trình nhà ở xã hội và đảm bảo công bằng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.

Đồng thời, UBND TP.HCM cũng cho rằng việc triển khai các cơ chế chính sách về phát triển, quản lý nhà ở xã hội của Trung ương cần có các chính sách, quy định, biện pháp, kiểm soát chặt chẽ các ngân hàng thương mại, các tổ chức cá nhân không được sử dụng nguồn vốn này sai mục đích.

UBND TP.HCM còn kiến nghị Trung ương hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách về tín dụng, thuế, thủ tục đầu tư... để khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở thương mại giá thấp phù hợp với yêu cầu sinh sống của công nhân khu công nghiệp, người có thu nhập thấp ở đô thị.

Ngoài ra, UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng giải quyết bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước cho các hộ tại chung cư Miếu Nổi, phường 3, quận Bình Thạnh.

Theo kế hoạch phát triển nhà ở xã hội của Sở Xây dựng TP.HCM từ nay đến năm 2020, thành phốphát triển 39 dự án với quy mô 45.000 căn hộ. Dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng 30.000 căn,trong đó có 20% dành để cho thuê, 60% căn hộ để bán trả góp dài hạn, 20% căn hộ dành cho chủ đầu tư bán thương mại để bù đắp chi phí.

Sở đã xây dựng quy trình phối hợp với Bộ Xây dựng, các sở ngành, quận huyện theo cơ chế một cửa liên thông đểgiảm thời gian làm 3 thủ tục hành chínhcủa dự án nhà ở: thẩm định thiết kế cơ sở; thẩm định thiết kế kỹ thuật; cấp phép xây dựngtừ 75 ngàyhiện nayxuống còn 42 ngày.

Đồng thời, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽxây dựng lạihoặc sửa chữa, nâng cấp tối thiểu50% trong tổng số 474 chung cư cũđã xây từ trước năm 1975với tổng số hơn 35.000 căn hộ mới. Cơ quan này còntriển khai thực hiện các dự án di dời,tái định cư trên 20.000 căn nhà trên và ven các kênh rạch. Đi đôi với xu thế hướng tới người lao động, các doanh nghiệp bất động sản cũng có sự chuyển hướng đầu tư vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền, nhà ở giá rẻ, có giá bán khoảng từ 700 triệu đồng đến 1 tỉ đồng.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM muốn lất đất công để xây nhà ở xã hội