Sáng 12.6, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ chủ trì buổi giám sát UBND TP.HCM về việc thực hiện chương trình cải cách hành chính (CCHC), cải cách tổ chức bộ máy, chế độ công vụ giai đoạn 2022 – 2025.
Theo dòng thời sự

TP.HCM: Năm 2023, 8 cán bộ, 84 công chức và 145 viên chức bị kỷ luật

Tú Viên 13:41 12/06/2024

Sáng 12.6, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ chủ trì buổi giám sát UBND TP.HCM về việc thực hiện chương trình cải cách hành chính (CCHC), cải cách tổ chức bộ máy, chế độ công vụ giai đoạn 2022 – 2025.

Báo cáo tại buổi giám sát, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Võ Ngọc Quốc Thuận cho biết thời gian qua TP đã chủ động triển khai việc sắp xếp các cơ quan, đơn vị theo quy định; thành lập Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nhằm thống nhất đầu mối quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn TP; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị theo quy định; tham mưu các quyết định phân cấp, ủy quyền để tạo sự chủ động, rút ngắn thời gian thực hiện cho các cơ quan, đơn vị phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn quản lý.

Về xây dựng và thực hiện Đề án sắp xếp khu phố, ấp theo quy định của Trung ương, ông Võ Ngọc Quốc Thuận cho biết, sau sắp xếp TP có 4.861 khu phố, ấp (gồm 3.654 khu phố và 1.207 ấp). Số khu phố, ấp đạt chuẩn quy mô số hộ gia đình theo quy định là 4.823/4.861, đạt tỷ lệ 99,69%. Chế độ, chính sách liên quan đến khu phố, ấp gồm mức khoán quỹ phụ cấp, phụ cấp của các chức danh khu phố, ấp căn cứ theo quy mô số hộ dân, số lượng không quá 5 người; điều chỉnh số lượng, mức hỗ trợ hằng tháng người trực tiếp tham gia hoạt động khu phố, ấp không quá số lượng 4 người đối với khu phố, ấp, mức hỗ trợ bằng 0,3 lần mức lương cơ sở.

12-06-2024-day-manh-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-vao-cac-hoat-dong-thuc-thi-nhiem-vu-cong-vu-b6ad755e-details.jpeg
Quang cảnh buổi giám sát UBND TP.HCM về việc thực hiện chương trình cải cách hành chính (CCHC), cải cách tổ chức bộ máy, chế độ công vụ giai đoạn 2022 – 2025

Theo Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, thời gian qua, việc giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện pháp luật và thực thi công vụ đã giúp đội ngũ thực hiện đúng và tốt hơn chức trách, quyền hạn được giao. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ còn chưa nghiêm. Năm 2022 có 11 cán bộ, 92 công chức và 85 viên chức bị xử lý kỷ luật; năm 2023 có 8 cán bộ, 84 công chức và 145 viên chức bị xử lý kỷ luật.

Trong thời gian tới, TP.HCM tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 98, hoàn thành thẩm định, phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị theo quy định; Rà soát, ban hành đề án phân cấp, ủy quyền một số chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND TP, Chủ tịch UBND TP cho các cơ quan chuyên môn, UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức, Chủ tịch UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức.

Bên cạnh đó, TP đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thực thi nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện nội dung Đề án xây dựng nền công vụ TP.HCM hoạt động hiệu lực, hiệu quả giai đoạn 2024 - 2030…

Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM kiến nghị Chính phủ sớm xem xét ban hành Nghị định thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền TP; đề xuất Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội về xây dựng Luật đô thị đặc biệt; trong đó, có quy định đô thị đặc biệt cho TP.HCM; sớm thông qua Đề án thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận, huyện; Đề án thí điểm tổ chức lại Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc UBND quận, huyện thành Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc UBND quận, huyện để TP có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.

Đối với Trung ương, ông Võ Ngọc Quốc Thuận kiến nghị bộ, ngành Trung ương có hướng dẫn thống nhất về mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của đơn vị Công báo cấp tỉnh để thống nhất tổ chức thực hiện; rà soát và xác định các quỹ là các tổ chức tài chính nhà nước như Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ phòng chống thiên tai… có phải là đơn vị sự nghiệp công vụ hay không để hướng dẫn mô hình hoạt động cho phù hợp với quy định.

Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể thực hiện việc chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần, thành lập Hội đồng quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư…

Về sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập, đến tháng 12.2023, TP.HCM còn 1.781 đơn vị, gồm 33 đơn vị cấp thành phố; 316 đơn vị thuộc khối sở, ngành; 1.432 đơn vị khối quận, huyện, TP.Thủ Đức.

Trong đó, lĩnh vực y tế tổ chức lại 94 đầu mối còn 78 đầu mối (giảm 16 đầu mối); lĩnh vực KH-CN tổ chức lại 10 đơn vị xuống còn 9 đơn vị; lĩnh vực VH-TT có 32 đơn vị (đã giảm 3 đơn vị, đạt 8,57%).

Lĩnh vực bảo trợ xã hội năm 2021 có 29 đơn vị (giảm 4 đơn vị so với thời điểm năm 2017), đến năm 2022, sáp nhập 1 đơn vị là Trung tâm Giảm nghèo đa chiều TP.HCM do không đảm bảo điều kiện số người làm việc.

Đến năm 2023, TP.HCM có gần 12,5% đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên, như vậy, về cơ bản TP.HCM đã đạt và vượt chỉ tiêu “có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị so với giai đoạn 2011 - 2015”.

Bài liên quan
TP.HCM quản lý chất độc xyanua bằng cách nào?
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ đầu độc bằng xyanua. Điều này khiến người dân tỏ ra lo lắng, và đặt câu hỏi vì sao loại chất độc này lại được mua bán dễ dàng như vậy?

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Năm 2023, 8 cán bộ, 84 công chức và 145 viên chức bị kỷ luật