Thông tin trên được cho biết tại Hội nghị tổng kết 3 năm thí điểm thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM diễn ra hôm nay (1.11). Theo đánh giá của Ban quản lý An toàn thực phẩm TP, từ khi có Ban này, tình trạng mất an toàn thực phẩm trên địa bàn TP đã giảm hẳn so với trước đó.

TP.HCM: Phát hiện gần 30 nghìn cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Hồ Quang | 01/11/2019, 19:27

Thông tin trên được cho biết tại Hội nghị tổng kết 3 năm thí điểm thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM diễn ra hôm nay (1.11). Theo đánh giá của Ban quản lý An toàn thực phẩm TP, từ khi có Ban này, tình trạng mất an toàn thực phẩm trên địa bàn TP đã giảm hẳn so với trước đó.

Theo Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, trong 2 năm có Ban (từ tháng 6.2017 đến 6.2019), các đoàn thanh kiểm tra cả 3 cấp của thành phố (Ban và các sở, ngành; quận, huyện và xã, phường) đã thanh, kiểm tra 111.707 cơ sở, phát hiện 29.260 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ26.2%;xử phạt 9.125 cơ sở với tổng số tiền phạt 61.801.048.762 đồng.

Như vậy, nếu so với 2 năm trước đó (năm 2015 đến năm 2016), các đoàn thanh, kiểm tra 3 cấp của thành phố (các sở ngành, quận, huyện và phường, xã) đã phát hiện số cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm ít hơn, tỷ lệ các cơ sở vi phạm cũng ít hơn. Cụ thể trong thời gian trên, đoàn kiểm tra cả 3 cấp của thành phố kiểm tra 98.235 cơ sở, phát hiện 14.906 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 15,2%; xử phạt 11.051 cơ sở với tổng số tiền phạt 56.127.319.792 đồng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy từ khi thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm TP vào năm 2017 số lượng các cơ sở được thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm nhiều đơn. Trong 2 năm (từ tháng 6.2017 đến tháng 6.2019), thành phố đã thanh, kiểm tra 111.707 cơ sở, tăng 13% so với 2 năm trước đó, chỉ thanh tra 98.235 cơ sở. Số tiền xử phạt trung bình tăng so với trước và nằm ở mức cao so với mặt bằng chung cả nước lên đến hơn 61 tỉđồng.

Đặc biệt, tỷ lệ các mẫu thực phẩm không đạt chất lượng giảm đáng kể từ thời điểm thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. Nếu như trong 2 năm chưa có Ban (năm 2015 đến năm 2016), thành phố lấy 7.963 mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm, phát hiện 11,4% mẫu không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thì trong 2 năm có Ban (từ tháng 6.2017 đến tháng 6.2019) tỷ lệ mẫu thực phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn chỉ có 7,5%.

Các mẫu thực phẩm không đạt chất lượng cũng giảm dần qua từng năm. Cụ thể, trong năm 2017, tỷ lệ mẫu thực phẩm không đạt yêu cầu là 14,7%, đến năm 2018 vừa qua chỉ còn 4.52% mẫu thực phẩm không đạt yêu cầu.

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho rằng tỷ lệ mẫu thực phẩm không an toàn giảm dần qua các năm cho thấy tình hình an toàn thực phẩm của TP từ khi có Ban này đã cải thiện.Bên cạnh đó, công tác thanh tra về an toàn thực phẩm cũng được đẩy mạnh, thể hiện qua tổng số cơ sở thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tăng mạnh, từ 98.235 cơ sở thực phẩm thanh, kiểm tra trong 2 năm (năm 2015 đến năm 2016)lên 111.707 trong 2 năm (tháng 6.2017 đến tháng 6.2019).

“Nói tóm lại trong 3 năm thực hiện thí điểm Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, với tư cách là một người trưởng Ban, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ mà UBND TP.HCM giao phó khi thực hiện thí điểm. Nếu UBND TP.HCM thấy tôi có thể tiếp tục ở cương vị này thì cho tôi làm, còn không cho tôi nghỉ. Tuy nhiên, tôi tha thiết Ban quản lý An toàn thực phẩm TP phải được tiếp tục duy trì và trở thành chính thức vì đây là mô hình riêng của TP có khoảng 10 triệu dân”, bà Lan chia sẻ.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Phát hiện gần 30 nghìn cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm