Đây là 1 trong 10 nội dung chính mà ngành y tế TP.HCM sẽ thực hiện trong năm 2021 này. Những nội dung này được cụ thể hóa thành 47 hoạt động trọng tâm.

TP.HCM: Sáp nhập 3 trung tâm y tế quận 2, 9, Thủ Đức thành 1 đơn vị

Hồ Quang | 27/01/2021, 14:02

Đây là 1 trong 10 nội dung chính mà ngành y tế TP.HCM sẽ thực hiện trong năm 2021 này. Những nội dung này được cụ thể hóa thành 47 hoạt động trọng tâm.

Ngày 27.1, Sở Y tế TP.HCM công bố 10 hoạt động chính trong năm 2021. Đây được xem là “kim chỉ nam” để ngành y tế TP phấn đấu đạt được những mục tiêu đề ra trong năm 2021 này.

1.Phát huy hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19 và tăng cường quản lý các dịch bệnh lưu hành

Đúc kết bài học kinh nghiệm và tham mưu Ban chỉ đạo TP.HCM triển khai kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 trong năm 2021.Hoàn thiện hệ thống thông tin phòng chống dịch COVID-19, tập trung triển khai ứng dụng “quản lý chuỗi lây nhiễm” kết nối với hệ thống thông tin xét nghiệm và quản lý cách ly (cách ly tại trung tâm, cách ly tại nhà, cách ly sau khi rời trung tâm)

tphcm-sap-nhap-3-trung-tam-y-te-quan-2-9-thu-duc-thanh-mot-don-vi-hinh-anh(1).png
Bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh tại một cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: PV

Nâng cao năng lực xét nghiệm COVID-19 cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP và các cơ sở khám, chữa bệnh. Duy trì và bảo đảm điều kiện hoạt động cho bệnh viện Dã chiến (huyện Củ Chi) và Bệnh viện Điều trị COVID-19 ( huyện Cần Giờ). Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện bộ tiêu chí bệnh viện an toàn và phòng khám an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp khác.

Đồng thời, củng cố quy trình phối kết hợp kiểm soát bệnh truyền nhiễm (sốt xuất huyết, tay chân miệng…) giữa hệ thống dự phòng và khám, chữa bệnh; quản lý chặt chẽ đối tượng tiêm chủng, đảm bảo đạt tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cho trẻ em; tăng cường hoạt động phòng chống HIV/AIDS để tiến đến kết thúc đại dịch.

2.Lập hồ sơ sức khỏe điện tử, tạo lập dữ liệu ban đầu về sức khỏe của người dân thành phố, triển khai hiệu quả các chương trình quản lý bệnh mạn tính không lây

Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu sức khỏe ban đầu để tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân của 48 phường, xã có trạm y tế mô hình điểm.Triển khai phần mềm quản lý trạm y tế qua nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20 tại tất cả các trạm y tế. Xây dựng dữ liệu sức khỏe người dân và bước đầu xác định mô hình bệnh tật của người dân tại 48 phường xã có trạm y tế mô hình điểm.Triển khai hiệu quả việc quản lý người mắc bệnh mạn tính không lây tại 48 trạm y tế điểm (đã chuyển đổi hoạt động theo nguyên lý y học gia đình).

3.Tiếp tục lộ trình chuyển đổi hoạt động trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình

Ngành yế TP sẽ tục tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất hoàn chỉnh, trang thiết bị y tế thiết yếu đầy đủ để triển khai thêm 24 trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y tế gia đình (phấn đấu đến cuối năm 2021 có ít nhất 48 trạm); đánh giá chất lượng hoạt động của trạm y tế theo các chuẩn thiết yếu trong hoạt động khám chữa bệnh ban đầu.

Thực hiện điều động luân phiên bác sĩ “2 chiều” đối với các trạm y tế điểm; tổ chức đào tạo liên tục chuyên đề về quản lý y tế công cộng dành cho nhân viên y tế đang làm công tác quản lý hoặc thuộc diện quy hoạch trực thuộc các trạm y tế quận, huyện.

4.Khởi động lộ trình phát triển mạng cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp

Phát triển mạng lưới các chuyên gia của các bệnh viện thành phố để hỗ trợ và tư vấn chuyên môn cho hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện.Xây dựng quy chế phối hợp giữa Trung tâm Cấp cứu 115 với Trung tâm cấp cứu của Bệnh viện Quân y 175 trong cấp cứu ngoài bệnh viện đối với người dân thành phố và khu vực các tỉnh phía Nam.

Xây dựng bộ tiêu chí chất lượng cấp cứu ngoài bệnh viện và tiến hành đánh giá chất lượng các trạm cấp cứu vệ tinh. Đầu tư xe cứu thương hiện đại cho Trung tâm cấp cứu 115 và bổ sung xe cứu thương cho các trạm cấp cứu vệ tinh của bệnh viện quận, huyện.

5.Xây dựng cơ sở hạ tầng mới và phát triển kỹ thuật chuyên sâu tại các bệnh viện hướng đến xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á

Khởi công xây dựng mới 3 bệnh viện cửa ngõ (Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn và Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi); tiếp tục triển khai các dự án xây dựng khu Viện – Trường y tế kỹ thuật cao và các dự án xây dựng bệnh viện đã được phê duyệt, đưa khu nội trú của Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 đi vào hoạt động.

Cải tạo nâng cấp cơ sở nội trú Lê Minh Xuân của Bệnh viện Tâm Thần, nghiên cứu và xây dựng đề án khả thi về xây dựng cơ sở mới cho bệnh viện Tâm thần; phát triển các kỹ thuật điều trị chuyên sâu tại các bệnh viện tuyến cuối của thành phố theo định hướng của ngành y tế; phối hợp với Sở Du lịch triển khai các loại hình du lịch y tế đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với tình hình mới.

6.Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng y tế thông minh và cải cách hành chính hướng đến tăng sự hài lòng của người dân

Hoàn thiện ứng dụng “tra cứu nơi khám, chữa bệnh”, triển khai ứng dụng đặt lịch hẹn tiêm chủng tại 24 trạm y tế quận, huyện; tăng cường hoạt động tư vấn, hội chẩn, đào tạo từ xa; thanh toán không dùng tiền mặt; trích chuyển dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế lên cổng thông tin bảo hiểm xã hội.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện bệnh án điện tử tại các bệnh viện hạng 1 theo đúng lộ trình của Bộ Y tế, xây dựng HL7 gateway để chuẩn hóa dữ liệu đầu ra hướng đến xây dựng trung tâm dữ liệu khám, chữa bệnh

Hoàn thiện và đưa vào sử dụng thường quy các phần mềm quản lý hành chính về quản lý nhân sự hành nghề khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; quản lý danh mục kỹ thuật; quản lý nguồn nhân lực; xây dựng mới các phần mềm quản lý hành chính về quản lý dược và mỹ phẩm; quản lý vật tư và trang thiết bị y tế.

7.Tăng cường quản lý chuỗi cung ứng thuốc, vật tư y tế tiêu hao, và quản lý trang thiết bị tại các cơ sở y tế

Triển khai “thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc” (GSP) tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai hoạt động dược lâm sàng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định 131/2020/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong quản lý cung ứng và sử dụng thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập.

8.Triển khai hiệu quả chính sách liên thông khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến tỉnh và đảm bảo ổn định trong tự chủ bệnh viện

Định kỳ mỗi quý đánh giá và sơ kết việc thực hiện liên thông khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến tỉnh, báo cáo UBND TP và Bộ Y tế các vướng mắc phát sinh.

Triển khai thí điểm phương thức thanh toán chi phí bảo hiểm y tế theo định suất và nhóm chẩn đoán liên quan (DRG).

Lượng giá công tác tự chủ tài chính giai đoạn 2018 – 2020, tham mưu UBND TP kế hoạch giao tự chủ tài chính giai đoạn 2021 – 2023 phù hợp với năng lực của mỗi cơ sở y tế.Triển khai hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, hoạt động xã hội hoá, liên doanh liên kết tại các cơ sở y tế công lập.

9.Ổn định về tổ chức, bộ máy các cơ sở y tế sau sáp nhập, sau khi chuyển về trực thuộc Sở Y tế, và sau khi tổ chức lại theo quy định

Xây dựng đề án sáp nhập trung tâm y tế quận 2, 9, Thủ Đức thành Trung tâm y tế Thành phố Thủ Đức và sáp nhập trạm y tế tương ứng các phường, xã sáp nhập theo kế hoạch của Thành phố.

Tiếp nhận bàn giao bệnh viện Giao thông vận tải từ Bộ Giao thông vận tải về Sở Y TP tế quản lý; tiếp nhận bàn giao tài sản của các đơn vị y tế công lập từ UBND quận, huyện về Sở Y tế.

Thành lập tổ chuyên trách giúp ổn định về tổ chức, bộ máy và đi vào hoạt động hiệu quả đối với các đơn vị sau sáp nhập và các đơn vị chuyển về trực thuộc Sở Y tế.Triển khai quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế và UBND quận, huyện trong quản lý nhà nước về y tế và dân số trên địa bàn

10.Phát huy hiệu quả quy trình phản ứng nhanh; tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong hành nghề y tế

Cập nhật và hoàn thiện phần mềm “y tế trực tuyến”, phát huy sự tham gia của người dân phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật trong hành nghề y tế.Tăng cường phối hợp với các Sở ban ngành, cơ quan công an, chính quyền địa phương, cơ quan báo đài… theo quy trình “phản ứng nhanh” kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm quy định pháp luật trong khám chữa bệnh. Tập huấn tất cả các phòng y tế quận, huyện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng quy định của Nghị định 117/NĐ-CP.Công khai kết quả xử lý các vi phạm trong lĩnh vực y tế trên nhiều phương tiện truyền thông.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 5
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Sáp nhập 3 trung tâm y tế quận 2, 9, Thủ Đức thành 1 đơn vị