Hai biến thể dịch tả lợn châu Phi đã lây lan cho hơn 1.000 con lợn nái tại một số trang trại thuộc sở hữu của nhà sản xuất thịt lớn thứ 4 Trung Quốc New Hope Lục Hợp. Lợn nuôi bởi vài hộ nông dân hợp tác với công ty này cũng nhiễm biến thể mới.

Dịch tả lợn châu Phi có biến thể

Cẩm Bình | 22/01/2021, 12:22

Hai biến thể dịch tả lợn châu Phi đã lây lan cho hơn 1.000 con lợn nái tại một số trang trại thuộc sở hữu của nhà sản xuất thịt lớn thứ 4 Trung Quốc New Hope Lục Hợp. Lợn nuôi bởi vài hộ nông dân hợp tác với công ty này cũng nhiễm biến thể mới.

Ông Diêm Chi Xuân - người phụ trách nghiên cứu tại New Hope Lục Hợp - cho biết hai biến thể mất đi 1 hoặc 2 gene quan trọng có trong vi rút ban đầu, không giết chết lợn nhưng gây nên tình trạng mãn tính làm giảm số lượng lợn con khỏe mạnh. Công ty chưa thể xác định biến thể đến từ đâu, họ đã tiến hành tiêu hủy lợn nhiễm bệnh.

Dịch tả lợn châu Phi nay đã được kiểm soát nhưng biến thể mới nếu lây lan sẽ làm giảm sản lượng thịt. Trung Quốc 2 năm trước mất đi 200 triệu con lợn vì bệnh, giá thịt lợn đến nay vẫn ở mức cao.

afp-20190721-china-african-swine-fever.jpg
Biến thể mới của dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Trung Quốc - Ảnh: Getty Images

Người trong ngành cùng giới chuyên gia lo ngại chính tình trạng sử dụng vắc xin bất hợp pháp khiến vi rút đột biến. Đến nay chưa có vắc xin ngừa tả lợn châu Phi nào được cấp phép, nhưng không ít nông dân Trung Quốc sử dụng chúng để bảo vệ đàn lợn của mình.

Hai biến thể mới hoàn toàn có khả năng lây lan ra toàn thế giới thông qua thịt mang mầm bệnh, truyền cho lợn được nuôi bằng thức ăn thừa. Vi rút dịch tả châu Phi đủ sức tồn tại trong một số sản phẩm thịt suốt nhiều tháng.

Bộ Nông nghiệp - Nông thôn Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì về hai biến thể nêu trên. Tuy nhiên cơ quan này từng thông báo tiến hành xét nghiệm quy mô lớn để điều tra tình trạng sử dụng vắc xin bất hợp pháp.

Đầu tháng 3.2020, Viện nghiên cứu Thú y Cáp Nhĩ Tân (HVRI) thông báo phát triển thành công vắc xin ngừa tả lợn châu Phi – sử dụng vi rút giảm độc lực đã loại bỏ một phần gen. Sản phẩm chưa được phân phối rộng rãi.

Giới khoa học lo ngại vắc xin sử dụng vi rút “sống” như vậy mang lại rủi ro lớn: vi rút suy yếu không gây bệnh nghiêm trọng trong vài trường hợp có thể khôi phục độc lực. Đây là chuyện từng xảy ra vào những năm 1960.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch tả lợn châu Phi có biến thể