Từ tháng 12.2017, TP.HCM sẽ thí điểm xây dựng 2 tuyến xe buýt 03 (Bến Thành - Thạnh Lộc) và 33 (bến xe An Sương - Đại học Quốc gia) đạt chuẩn về cả phương tiện cùng cung cấp phục vụ.

TP.HCM thí điểm hai tuyến buýt chất lượng cao đạt ‘chuẩn’

Phan Diệu | 21/11/2017, 18:59

Từ tháng 12.2017, TP.HCM sẽ thí điểm xây dựng 2 tuyến xe buýt 03 (Bến Thành - Thạnh Lộc) và 33 (bến xe An Sương - Đại học Quốc gia) đạt chuẩn về cả phương tiện cùng cung cấp phục vụ.

Ngày 21.11, ông Trần Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM - cho biếttừ tháng 12.2017 sẽ thí điểm xây dựng 2 tuyến xe buýt đạt chuẩn về cả phương tiện cùng cung cấp phục vụ.

Việc này nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.

Theo đó, đơn vị này sẽ triển khai 2 tuyến xe buýt thí điểm, đó là tuyến bến xe An Sương - Đại học Quốc gia và Bến Thành - Thạnh Lộc. Đối tượng đi lại chủ yếu của hai tuyến này là sinh viên và người dân từ trung tâm đi ngoại thành. Tuyến số 03 sẽ có 312 chuyến và tuyến số 33 có 440 chuyến hoạt động mỗi ngày.

Theo ông Trần Chí Trung, hai tuyến xe buýt điểm này đều sử dụng xe buýt mới chạy bằng khí nén thiên nhiên CNG thân thiện môi trường, sạch sẽ, đảm bảo an toàn. Trong khi đó, đội ngũ lái xe và nhân viên sẽ có thái độ phục vụ ân cần, lịch sự, thực hiện tốt các nội quy về vận tải hành khách công cộng; nhất là với đối tượng người già, người khuyết tật, không phân biệt vé miễn giảm hay vé dành cho người cao tuổi.

Đặc biệt, khi triển khai tuyến xe buýt điểmcác phương tiện hoạt động trên tuyến phải đảm bảo đi đúng giờ, biểu đồ lộ trình hoạt động của tuyến; đón, trả khách đúng nơi quy định; phải dừng xe hẳn mới được đón, trả khách. Hạ tầng cơ sở trên tuyến xe buýt hoạt động phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

“Việc triển khai hai tuyến xe buýt điểm này theo tinh thần để cho tài xế và tiếp viên cảm nhận và xác định mình là người cung cấp dịch vụ, phục vụ người dân chứ không phải là người bán sản phẩm vận tải bình thường như các loại hình khác”, ông Trần Chí Trung nói.

Ông Trần Chí Trung cũng cho hay, trước mắt, đơn vị này sẽ triển khai 3 tháng thí điểm, sau đó tổ chức sơ kết đánh giá những ý kiến góp ý của người dân để đúc kết đưa vào các tiêu chí, tiêu chuẩn của ngành vận tải.

Hiện nay, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đang xây dựng bộ tiêu chí chất lượng về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nên những ý kiến góp ý của người dân sẽ được đúc kết đưa vào bộ tiêu chí để trình UBND TP.HCM ban hành.

Cũng liên quan tới việc vận tải hành khách bằng xe buýt, UBND TP.HCM vừa duyệt danh mục dự án tham gia đề án đầu tư xe buýt giai đoạn 2014 - 2017, gồm 970 xe buýt do 11 doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư.

Cụ thể, Công ty cổ phần Xe khách Sài Gòn sẽ đầu tư 21 xe trên 13 tuyến, Công ty TNHH vận tải TP.HCM đầu tư 18 xe trên 1 tuyến, Liên hiệp HTX vận tải TP.HCM đầu tư 40 xe trên 3 tuyến, Hợp tác xã vận tải số 15 đầu tư 28 xe trên 2 tuyến, Hợp tác xã vận tải 19/5 đầu tư 270 xe trên 17 tuyến.

Trong khi đó, Hợp tác xã vận tải số 26 đầu tư 77 xe trên 5 tuyến, Hợp tác xã vận tải số 28 đầu tư 58 xe trên 4 tuyến, HTX vận tải và du lịch Thanh Sơn đầu tư 12 xe trên 2 tuyến, HTX vận tải xe buýt Quyết Thắng đầu tư 84 xe trên 6 tuyến, HTX vận tải và dịch vụ Đông Nam đầu tư 65 xe trên 5 tuyến và HTX vận tải liên tỉnh và du lịch Việt Thắng đầu tư 106 xe trên 6 tuyến.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chính phủ thông qua đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 17.5.2024 thống nhất thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 252 Luật Đất đai như đề nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM thí điểm hai tuyến buýt chất lượng cao đạt ‘chuẩn’