Ngày 18.4, Sở Y tế TP.HCM cho hay vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020.

TP.HCM: Từ năm 2020, các nhà thuốc muốn bán kháng sinh phải có đơn thuốc

Hồ Quang | 18/04/2019, 18:36

Ngày 18.4, Sở Y tế TP.HCM cho hay vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020.

Theo đó, đến năm 2020 phấn đấu đạt 100% kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế về kê đơn trong điều trị ngoại trúđối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện ngoài công lập và đạt 80% đối với các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập khác trên địa bàn.

Đồng thời đến năm 2020 có 90% các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và bệnh viện ngoài công lập và 70% đối với các cơ sở khám, chữa bệnh ngoàicông lập khác kê đơn thuốc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt, đến năm 2020, tất cả các nhà thuốc bán kháng sinh phải có đơn thuốc.

Để đạt được những điều trên, Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và bán thuốc kê đơn, trong đó tập trung kiểm soát kê đơn kháng sinh và bán thuốc kháng sinh trên địa bàn TP.

Theo Sở Y tế TP.HCM, việc thực hiện kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sẽ chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (từ tháng 4.2019 đến tháng 10.2019) tiến hành khảo sát, đánh giá về hoạt động kê đơn và bán thuốc kê đơn trên địa bàn quận Phú Nhuận. Sau đó, xây dựng các giải pháp can thiệp và tiến hành các giải pháp can thiệp trên địa bàn quận này rồi kiểm kiểm tra, đánh giá hoạt động kê đơn. Cuối cùng Sở Ytế sẽ tổng kết, chọn các giải pháp can thiệp phù hợp nhất với mục tiêu đặt ra.

Riêng ở giai đoạn 2 (từ tháng 11.2019 đến tháng 12.2020) áp dụng các giải pháp can thiệp được lựa chọn trên toàn địa bàn TP, bổ sung, điều chỉnh trong quá trình thực hiện, nếu cần. Đồng thời tổ chức thanh, kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh và nhà thuốc, kết hợp với đánh giá hoạt động kê đơn và bán thuốc kê đơn trên toàn thành phố.

Trong quá trình thực hiện can thiệp, Sở Y tế sẽ phối hợp với phòng y tế các quận - huyện tiến hành thanh, kiểm ra các cơ sở khám, chữa bệnh và nhà thuốc trên địa bàn để đánh giá hoạt động kê đơn và bán thuốc kê đơn.

Sau khi có giải pháp thực hiện, nếu cơ sở nào vi phạm việc kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trong lần đầu sẽ bị phạt tiền ở mức độ cao nhất theo quy định; còn nếu tái vi phạm, ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền cao nhất còn bị áp dụng mức phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm khác.

Hồ Quang
Bài liên quan
Các cơ sở y tế không được xử lý chậm trễ người bệnh cấp cứu trong dịp lễ 30.4
Ngày 22.4, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong việc bảo đảm công tác y tế trong kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Từ năm 2020, các nhà thuốc muốn bán kháng sinh phải có đơn thuốc