Phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM vừa ký văn bản yêu cầu đảm bảo công tác an toàn trong việc tổ chức hoạt động bơi tại các hồ bơi trong trường học trên địa bàn thành phố.

TP.HCM yêu cầu các trường có trách nhiệm khi tổ chức hoạt động bơi

Tú Viên | 22/11/2020, 17:00

Phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM vừa ký văn bản yêu cầu đảm bảo công tác an toàn trong việc tổ chức hoạt động bơi tại các hồ bơi trong trường học trên địa bàn thành phố.

Theo đó, để bảo đảm công tác an toàn trong việc tổ chức hoạt động bơi tại các hồ bơi trong trường học trên địa bàn TP, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các nhà trường phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng chống, giảm tai nạn đuối nước cho học sinh.

Công văn của Sở GD-ĐT thông báo đến các đơn vị trường học có hồ bơi thực hiện nghiêm các công tác sau:

- Tổ chức rà soát, cử nhân viên chuyên môn, giáo viên thể dục tham gia tập huấn đối với môn Bơi, Lặn theo Thông tư số 03/2018/TT-BVHTTDL ngày 19.1.2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Thực hiện các quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đang sử dụng trong tổ chức hoạt động bơi, đặc biệt quan tâm đảm bảo đầy đủ dụng cụ cứu hộ và có nhân viên cứu hộ thường trực khi có người tham gia tập luyện, thi đấu.

hocinhboi19.5.jpeg
Học sinh tiểu học tập bơi tại TP.HCM - Ảnh: P.V

Sở GD-ĐT cũng yêu cầu về dụng cụ cứu hộ như sào cứu hộ phải được đặt trên thành bể ở các vị trí thuận lợi dễ quan sát và sử dụng, có độ dài 2,5m, sơn màu đỏ - trắng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 6 sào. Phao cứu sinh được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi khi sử dụng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 6 phao. Ghế cứu hộ được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi dễ quan sát cho nhân viên cứu hộ, có chiều cao ít nhất 1,5m so với mặt bể. Bên cạnh đó phải bảo đảm có nhân viên cứu hộ thường trực khi có người tham gia tập luyện và thi đấu. Số lượng nhân viên cứu hộ phải bảo đảm ít nhất 200m2 mặt nước bể bơi/1 nhân viên, trường hợp có đông người tham gia tập luyện phải bảo đảm ít nhất 50 người bơi/1 nhân viên trong cùng thời điểm.

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỉ lệ trẻ em đuối nước tại Việt Nam hiện nay cao nhất Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước đang phát triển. Trong số đó, 53% trường hợp chết đuối xảy ra khi trẻ em chơi gần ao, suối, sông, hồ, kênh, mương… mà không có sự giám sát, bảo vệ của người lớn.

Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có Công văn 1715 về việc tăng cường các giải pháp phòng chống tai nạn đuối nước dịp hè năm 2020, yêu cầu các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong việc tuân thủ quy định về an toàn khi tham gia hoạt động xã hội trong đời sống hàng ngày; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, nhân viên trong việc tổ chức hướng dẫn kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM yêu cầu các trường có trách nhiệm khi tổ chức hoạt động bơi