Cà phê Buôn Ma Thuột, trà Mộc Châu và nước nắm Phú Quốc là những thương hiệu đã khẳng định được tên tuổi tại 28 nước thành viên EU. Tuy nhiên, việc đánh cắp thương hiệu từ Trung Quốc, Thái Lan luôn đe dọa đến các sản phẩm này. Với FTA Việt Nam – EU được kí kết, những thương hiệu của Việt Nam sẽ không còn phải lo lắng vì được bảo vệ Chỉ dẫn Địa lý tại EU.

Trà Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột và cơ hội lớn từ EU

Một Thế Giới | 09/08/2015, 19:00

Cà phê Buôn Ma Thuột, trà Mộc Châu và nước nắm Phú Quốc là những thương hiệu đã khẳng định được tên tuổi tại 28 nước thành viên EU. Tuy nhiên, việc đánh cắp thương hiệu từ Trung Quốc, Thái Lan luôn đe dọa đến các sản phẩm này. Với FTA Việt Nam – EU được kí kết, những thương hiệu của Việt Nam sẽ không còn phải lo lắng vì được bảo vệ Chỉ dẫn Địa lý tại EU.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU khi bắt đầu có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Bên cạnh đó, thêm một tín hiệu vui cho nông nghiệp khi Chỉ dẫn Địa lý của Việt Nam sẽ được công nhận tại EU.

Theo những nguyên tắc thỏa thuận của hai bên, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ tăng cường bảo vệ những chỉ dẫn địa lý “Gis” đại diện cho những sản phẩm nông sản hàng đầu của EU như Champagne, pho mát Parmigiano Reggiano, rượu Rioja, pho mát Roquefort và Scotch Whitsky.

Tương tự, những Chỉ dẫn Địa lý của Việt Nam cũng sẽ được công nhận tương tự tại EU, tạo ra một khuôn khổ đầy đủ để thúc đẩy hơn nữa việc nhập khẩu những sản phẩm chất lượng như Trà Mộc Châu hay cà Phê Buôn Ma Thuột

Bên cạnh đó, đối với các nhóm hàng quan trọng trong “rổ” hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này như dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng bảy năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng. 

Với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng bảy năm. 

Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh, mật ong về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực. Riêng mật ong không hạn chế hạn ngạch.

Bên cạnh đó, rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm.

Theo đó, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.

Ngoài ra, Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước,  phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế.

Điều này sẽ có tác dụng tích cực trong việc giúp Việt Nam bảo vệ thương hiệu của mình. Bởi vì thương hiệu nước mắm phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột và trà Mộc Châu đều từng bị chiếm thương hiệu tại nước ngoài. Với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, tuy được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc.

Tương tự, chỉ dẫn địa lý "cà phê Buôn Ma Thuột" cũng từng bị một công ty ở Trung Quốc chiếm thương hiệu, sau gần 1 năm Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đấu tranh mới lấy lại được thương hiệu

Cao ủy thương mại EU, bà Malstrom trong điện đàm với Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển và một khi hiệp định này được đưa vào thực thi, nó sẽ mang lại những cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp cả hai phía thông qua khả năng tăng cường tiếp cận thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ.

“Có khoảng 31 triệu việc làm ở Châu Âu phụ thuộc vào việc xuất khẩu, do đó việc có được sự tiếp cận thuận lợi hơn với một thị trường mới nổi và phát triển nhanh với dân số 90 triệu như Việt Nam là một tin tức tốt lành” – bà Cao ủy thương mại EU cho hay.

Trí Lâm


Bài liên quan
Nước, hạn hán và cà phê ở Tây Nguyên: Tìm lối ra cho sự phát triển lâu dài của cây chủ lực
Tây Nguyên đang vào cuối mùa khô. Nhưng theo dự báo, năm nay mùa khô có thể kéo dài tới cuối tháng 5. Khi nào bướm bay rợp trời, lao lia lịa vào kính xe trên đường thì báo hiệu mùa mưa Tây Nguyên sắp về. Năm 1994 - 1995 và cả năm 2005 nữa, Tây Nguyên từng đại hạn, nhưng có lẽ năm nay hạn nặng nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trà Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột và cơ hội lớn từ EU