Hiện nay, người tiêu dùng Trung Quốc rất tôn sùng thương hiệu “made by China”- một thương hiệu được coi là biểu tượng quốc gia.

Người tiêu dùng Trung Quốc ‘tôn sùng’ thương hiệu ‘made by China’ mức nào?

Một Thế Giới | 09/08/2015, 05:00

Hiện nay, người tiêu dùng Trung Quốc rất tôn sùng thương hiệu “made by China”- một thương hiệu được coi là biểu tượng quốc gia.

Gần đây, Chủ tịch Toyota Motors, Akio Toyoda, đã công bố doanh thu kỷ lục của công ty. Sau đó, ông cũng không ngừng cảnh báo về sự sụt giảm mạnh tại thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Lời cảnh báo của Chủ tịch Toyota Motors đã càng dấy lên nỗi lo sợ của hãng BMW. 
Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển của thị trường Trung Quốc đã không ngừng gây khó khăn cho các nhà sản xuất ô tô. Gần đây, Trung Quốc đã sản xuất ra một chiếc ô tô giống y chang chiếc Land Rover, trị giá 21.700 USD. 

Trong khi đó, một chiếc SUV cũng vô cùng giống với mô hình Evoque, trong khi giá của chiếc xe này chỉ bằng 1/3 giá của phiên bản gốc. Vì vậy, Trung Quốc đã “cuỗm” đi mất hàng ngàn đơn đặt hàng của các thương hiệu xe chính hãng. 

CEO Ralf Speth của hãng Jaguar Land Rover đã chỉ trích ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc là ngành công nghiệp chuyên đi sao chép lại. Dù những lời chỉ trích của vị CEO gay gắt là vậy, nhưng Trung Quốc vẫn làm ngơ và tiếp tục tung ra nhiều mặt hàng nhái hơn bao giờ hết. 

Và, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Người tiêu dùng Trung Quốc ‘tôn sùng’ thương hiệu ‘made by China’ mức nào? 
Ô tô, điện tử, đồ gia dụng và quần áo là những mặt hàng được các nhà sản xuất Trung Quốc “nhái” lại nhiều nhất.

Trong các cuộc họp từ New York đến Frankfurt, Tokyo từ lâu đã luôn đề cập đến vấn đề hàng hóa từ Trung Quốc. Dù các cuộc họp đều đưa ra những lời chỉ trích và cảnh cáo đối với Trung Quốc, nhưng dường như tất cả mọi người đều không thể phủ nhận được tính chuyên môn cao trong các thương hiệu “nhái” mà Trung Quốc thành lập. Trên thực tế, nhiều hàng hóa của Trung Quốc đã thu hút được một khối lượng lớn khách hàng giàu có ở cả trong nước và nước ngoài.

Dù không lường trước được rằng người Trung Quốc “tôn sùng” thương hiệu “made by China” nhiều đến mức nào. Họ không chấp nhận cụm từ “made in China” mà từ lâu thế giới đã đặt cho họ. Ngược lại, họ chỉ chấp nhận và tôn sùng các mặt hàng gắn thương hiệu “made by China”. Trong khi đó, trong một báo cáo mới của mình, nhà phân tích Thomas Gatley của GaveKal Dragonomics lập luận rằng, nhiều công ty đa quốc gia đang mất nhiều khách hàng Trung Quốc đến nỗi họ không tưởng nổi.

Hiện nay, nhiều công ty địa phương Trung Quốc đang chiếm được nhiều tình cảm của người tiêu dùng. Vì vậy, thật đáng lo ngại khi nhiều công ty đa quốc gia đang dựa vào Trung Quốc để thiết lập mục tiêu tăng trưởng.

Thị trường ô tô chính là minh chứng cho xu hướng này. Những chiếc SUV của Trung Quốc hiện đang phát triển mạnh mẽ ở đây. Nếu là những công ty nước ngoài phát triển tại Trung Quốc thì đa số là những nhà sản xuất nước ngoài liên doanh với địa phương. Doanh thu của những công ty này đã tăng đến 70% trong năm 2013.

Trong nửa đầu năm nay, doanh số bán hàng của dòng xe SUV mang nhãn hiệu Trung Quốc đã tăng khoảng 30%  so với 12% của các hãng  nước ngoài.

Doanh số bán hàng gần đây của Shisedo và Anglo-Dutch Unilever cho thấy rằng, những thương hiệu mang tên Trung Quốc đạt mức gia tăng thị phần lớn hơn các đối thủ nước ngoài trong năm thứ ba liên tiếp.

Do đó, hiện nay, rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao người Trung Quốc lại “chuộng” nhãn hiệu của họ đến vậy? Có thể là do giá trị, sự quen thuộc hoặc bản chất dân tộc.
Tuyết Nhung (Theo Business Insider)

Bài liên quan
Du khách Trung Quốc mắc kẹt trên vách đá hơn 1 giờ do quá đông
Đài CNN đưa tin, vào đầu tuần này, nhiều du khách leo núi Nhạn Đãng miền đông Trung Quốc đã bị mắc kẹt trên vách đá với chỉ một sợi dây để bám vào trong hơn 1 giờ đồng hồ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong ở Hà Tĩnh
11 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 7.5, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người tiêu dùng Trung Quốc ‘tôn sùng’ thương hiệu ‘made by China’ mức nào?