Đại biểu Trần Văn Khải cho biết vừa qua xảy ra một số vụ án lớn liên quan đến bất động sản, chứng khoán, trái phiếu như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát... Cử tri đặt vấn đề trách nhiệm của nhà nước đối với việc quản lý lĩnh vực này.

Trách nhiệm của nhà nước trong các đại án kinh tế?

Hoài Lam | 22/10/2022, 20:59

Đại biểu Trần Văn Khải cho biết vừa qua xảy ra một số vụ án lớn liên quan đến bất động sản, chứng khoán, trái phiếu như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát... Cử tri đặt vấn đề trách nhiệm của nhà nước đối với việc quản lý lĩnh vực này.

Đầu tư công nghẽn ở đâu?

Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) cho biết đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn. Theo báo cáo của chính phủ, đến nay đã hết 9 tháng rồi nhưng chúng ta mới thực hiện ước đạt được khoảng 40%.

Theo ông Khải, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp, nhất là với các công trình quốc gia, nhiều dự án không hoàn thành đúng tiến độ, cần đánh giá đúng tình hình, làm rõ những vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách và yếu kém trong tổ chức thực hiện.

“Việc chậm trễ giải ngân nguồn vốn vay như vậy là không hợp lý, đề nghị xem xét lại giải ngân ODA tiến độ rất thấp, chưa đến 40%. Năm nào chúng ta cũng nói đầu tư công là điểm nghẽn nhưng năm nay nghẽn chỗ nào, nghẽn ở đâu, nghẽn ở trung ương, nghẽn ở địa phương, nghẽn ở những công trình, dự án nào? Chính phủ chỉ đạo như thế nào trong thời gian tới? Đề nghị chính phủ báo cáo nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân”, ông Khải nêu.

Ngoài ra, ông Khải cũng cho rằng chương trình phục hồi kinh tế, Nghị quyết 43 của Quốc hội được triển khai rất chậm. Nghị quyết chỉ có hiệu lực thi hành trong 2 năm kể từ ngày 11.1.2022 đến ngày 31.12.2023, tính đến nay đã gần 1 năm rồi nhưng về căn bản toàn bộ gói chi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng 113.550 tỉ chưa được giải ngân.

“Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sử dụng vốn và mục tiêu, ý nghĩa của nghị quyết là tiếp sức cho nền kinh tế phục hồi nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng”, ông Khải nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu Khải, hiện nay cử tri cũng rất quan tâm việc triển khai Nghị quyết 43 về gói kích thích kinh tế về tài khóa, tiền tệ rất chậm, nhất là về tiền tệ liên quan đến ngân hàng.

“Chúng ta đã thống nhất bù lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp để kích thích doanh nghiệp phát triển thì hiện nay nó lại ngược lại. Bây giờ lãi suất vay của ngân hàng có những gói doanh nghiệp phải vay tới 15% và dự báo sẽ còn tăng cao nữa trong thời gian tới”, ông Khải nói.

khai.jpg
Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu

Theo đại biểu Khải, cùng với việc siết room tín dụng, thì một số doanh nghiệp đang rất khó khăn. Dòng tiền đang hoạt động bình thường, khi đến hạn trả nợ, ngân hàng không cho vay nữa, doanh nghiệp đành phải rút khỏi thị trường. Đây là vấn đề hết sức khó khăn cho doanh nghiệp.

“Các doanh nghiệp mà rút khỏi thị trường thì còn ai mà đóng thuế, kéo theo đó việc làm cho người lao động rất khó khăn. Đề nghị chính phủ báo cáo rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan”, ông Khải nhấn mạnh.

Trách nhiệm của nhà nước trong các đại án trái phiếu, chứng khoán, BĐS

Cũng theo đại biểu Trần Văn Khải, vừa qua xảy ra một số vụ án lớn liên quan đến bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát... Đây là điều cử tri hết sức quan tâm và đặt vấn đề về trách nhiệm của nhà nước đối với việc quản lý thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ, bất động sản.

“Rõ ràng có những lỗ hổng thì họ mới phát hành được. Bây giờ xem xét lại, thấy vi phạm pháp luật thì phải xử lý, nhưng nếu như có sự quản lý tốt hơn, liệu có xảy ra thế không? Cử tri đang rất quan tâm”, ông Khải nói.

Theo ông Khải, cử tri rất lo lắng về việc ổn định hệ thống ngân hàng thương mại trước tình hình nợ xấu gia tăng và hiện tượng bất ổn ở một vài ngân hàng thương mại gần đây. Đề nghị chính phủ làm rõ khoảng trống pháp lý nào trong quản lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán để có giải pháp khắc phục.

qh.jpg
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 15

Cử tri hết sức quan tâm đến thực trạng, khả năng kiểm soát lạm phát của chính phủ. Lạm phát ở Việt Nam tuy được kiểm soát tốt ở 9 tháng đầu năm, chỉ số của 9 tháng tăng 2,8%, tuy nhiên Việt Nam là quốc gia có độ mở thương mại cao trên thế giới, gần như là trong nhóm cao nhất thế giới, xếp thứ 11/174 quốc gia, do vậy luôn có độ trễ.

“Chúng tôi nghiên cứu luôn có độ trễ lạm phát so với các nước trên thế giới khoảng 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy, chi phí đẩy cao sẽ ảnh hưởng đến lạm phát của những tháng cuối năm và 6 tháng đầu năm 2023, đề nghị chính phủ rất lưu ý”, ông Khải nói.

Bài liên quan
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Bác Hồ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
5 giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trách nhiệm của nhà nước trong các đại án kinh tế?