Ngày 5.4, giới chức Hàn Quốc trong một đánh giá về năng lực của Triều Tiên khi tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư cho biết, Bình Nhưỡng đủ khả năng gắn các đầu đạn hạt nhân vào tên lửa tầm trung và "san phẳng" Hàn Quốc, Nhật Bản.

Triều Tiên đủ khả năng 'san phẳng' Hàn Quốc và Nhật Bản

Hàn Giang | 06/04/2016, 12:42

Ngày 5.4, giới chức Hàn Quốc trong một đánh giá về năng lực của Triều Tiên khi tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư cho biết, Bình Nhưỡng đủ khả năng gắn các đầu đạn hạt nhân vào tên lửa tầm trung và "san phẳng" Hàn Quốc, Nhật Bản.

Một quan chức Hàn Quốc, người thường xuyên theo dõi và đánh giá về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, nhận định: “Chúng tôi tin rằng Bình Nhưỡng đủ khả năng chế tạo một đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa Rodong”. Vị quan chức tiết lộ thông tin với điều kiện giấu danh tính.

Trong tháng 3.2016, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-untuyên bố nước này đã chế tạo thành công đầu đạn hạt nhân loại nhỏ dùng cho tên lửa đạn đạo. Tên lửa Rodong có thể gắn một đầu đạn nặng 1 tấn, tiêu diệt các mục tiêu trong phạm vi khoảng 2.000km. Điều này khiến toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc, phần lớn Nhật Bản và một phần Nga hay Trung Quốc đều nằm trong phạm vi tấn công của Rodong.

Quan chức Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi tin rằng Triều Tiên có đủ năng lực sử dụng các đầu đạn hạt nhân với tên lửa Rodong. Và nhiều khả năng Bình Nhưỡng sẽ sử dụng tên lửa Rodong như một lá bài chính trị nhằm đe dọa các nước”.

Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng trực tiếp cho thấy Triều Tiên gắn thành công các đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo. Trong khi Mỹ, đồng minh thân cận của Hàn Quốc, mặc dù bày tỏ sự đồng tình với các tuyên bố nhưng không nhận được thông tin cụ thể về cơ sở để đưa ra các nhận định.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, đại úy Jeff Davis, khẳng định: “Chúng tôi nhận được thông tin Hàn Quốc nói về khả năng tấn công hạt nhân của Triều Tiên và đồng tình với điều đó. Nhưng Seoul vẫn chưa giải thích cho những tuyên bố nên Washington không nhất thiết phải coi đó là một mối đe dọa cần phải đề phòng”.

Trong nhiều thập kỷ, Triều Tiên và Hàn Quốc là 2 quốc gia đối địch nhau. Trước đó, một hiệp ước đình chiến được ký kết đã kết thúc cuộc nội chiến kéo dài trong 3 năm từ năm 1950 - 1953 trên bán đảo. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại giữa hai quốc gia vẫn chưa đạt được một thỏa thuận hòa bình. Do đó, về cơ bản bán đảo Triều Tiên vẫn tồn tại nguy cơ rơi vào cuộc xung đột mới, khi một trong 2 nước khai chiến.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã thi hành chính sách cứng rắn hơn với quốc gia láng giềng thay vì thực hiện các cuộc đối thoại như trước, đặc biệt là khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân vào ngày 6.1 và sử dụng tên lửa tầm xa đưa một vật thể không xác định vào quỹ đạo không gian một tháng sau đó.

Tên lửa Rodong được phát triển từ tên lửa Scud của Liên Xô, chiếm phần lớn trong kho vũ khí tấn công tầm ngắn và tầm trung của Triều Tiên với ước tính có khoảng 200 tên lửa. Các chuyên gia vũ khí cho rằng Bình Nhưỡng sẽ sử dụng các tên lửa tầm trung Rodong cho kế hoạch triển khai các đầu đạn hạt nhân đầu tiên, thay vì tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Hàn Giang (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp ‘chết yểu’ ngày càng nhiều nhưng ngân hàng vẫn sinh lời cao từ cho vay
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng doanh nghiệp "chết yểu" gia tăng, tín dụng ảm đạm đang tạo thách thức lớn đối với đà phục hồi tăng trưởng 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triều Tiên đủ khả năng 'san phẳng' Hàn Quốc và Nhật Bản