Trong bối cảnh có những tín hiệu đáng lo ngại từ Triều Tiên thì Mỹ sẽ càng phải cần đến Nga lúc này.

Triều Tiên phóng tên lửa và lời nhắc nhở Mỹ vẫn cần phải hợp tác với Nga

A.T | 27/02/2022, 14:53

Trong bối cảnh có những tín hiệu đáng lo ngại từ Triều Tiên thì Mỹ sẽ càng phải cần đến Nga lúc này.

Theo TTXVN, ngày 27.2, Hội đồng An ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã nhóm họp khẩn cấp ngay sau khi Triều Tiên phóng một vật thể không xác định về phía Đông bán đảo Triều Tiên.

Tuyên bố của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết vật thể này có thể là một tên lửa đạn đạo được phóng từ địa điểm gần thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào hồi 7h52 (theo giờ địa phương). 

Nếu được xác nhận, đây sẽ là vụ thử thứ 8 từ đầu năm đến nay của Bình Nhưỡng. Trước đó, Triều Tiên đã tiến hành 7 vụ phóng thử tên lửa, bao gồm một tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 ngày 30.1. Trong bối cảnh đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ rơi vào bế tắc, Bình Nhưỡng cho biết có thể sẽ nối lại thử nghiệm tên lửa tầm xa hơn, thậm chí là cả vũ khí hạt nhân.

Việc Triều Tiên tuyên bố nối lại thử nghiệm tên lửa tầm xa và cảnh báo khả năng thử nghiệm vũ khí hạt nhân sẽ đẩy nước Mỹ vào cơn đau đầu mới. Giải quyết bài toán hạt nhân Triều Tiên là điều mà nhiều đời Tổng thống Mỹ đã không thể giải quyết rốt ráo.

Trong bối cảnh có những tín hiệu đáng lo ngại từ Triều Tiên thì Mỹ sẽ càng phải cần đến Nga lúc này. Không thể khác được khi Nga đóng vai trò "quan trọng" trong việc tái khởi động đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên. Đây chính là lời nhận xét của đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc, ông Noh Kyu-duk hồi giữa tháng 10 năm ngoái. 

Theo ông Noh Kyu-duk, Nga hiểu rõ lập trường của Triều Tiên, do đó, để cải thiện quan hệ liên Triều và tái khởi động đối thoại Mỹ-Triều, Hàn Quốc sẽ đề nghị Nga tiếp tục vai trò mà nước này đã đảm nhận theo cách thức mang tính xây dựng cho đến nay.

Nga và Triều Tiên đã duy trì quan hệ ngoại giao từ lâu năm, với các dự án hợp tác và đầu tư khá mật thiết trong thời Chiến tranh Lạnh và đã ký hiệp định hữu nghị năm 2000. Quan hệ hai nước, như đánh giá của Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho, là "quan hệ hữu nghị truyền thống". Quan hệ này có phần xấu đi liên quan vấn đề vũ khí hạt nhân, nhưng các diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên kể từ đầu năm 2018 đã khiến Moscow muốn hàn gắn và mở rộng các quan hệ song phương truyền thống lâu đời với Bình Nhưỡng. 

Hồi tháng 5.2018, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thực hiện chuyến thăm tới Triều Tiên. Với tuyên bố Nga sẵn sàng ủng hộ các thỏa thuận Mỹ - Triều đáp ứng được lợi ích của các bên liên quan, bao gồm cả Triều Tiên, Ngoại trưởng Nga đã thể hiện rõ rệt rằng Moskva đứng bên cạnh Triều Tiên trong các cuộc đàm phán trong tương lai. 

Quan trọng hơn, Nga vốn là một thành viên trên bàn đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên (từ năm 2003-2008), cơ chế đã giúp đạt nhiều kết quả khả quan. Cụ thể là Tuyên bố chung 6 điểm tại vòng đàm phán thứ tư năm 2005, theo đó Triều Tiên cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân trong khi Mỹ khẳng định tôn trọng chủ quyền của Triều Tiên và không triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tiếp đó là Thỏa thuận chung tại vòng đàm phán thứ 5 diễn ra đầu năm 2007, Triều Tiên nhất trí bắt đầu các động thái ngừng hoạt động các cơ sở hạt nhân hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trong khi Mỹ thực hiện cam kết hỗ trợ kinh tế.

Khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bùng phát hồi năm 2017 với những màn đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Triều Tiên, Nga đã cùng với Trung Quốc đưa ra đề xuất “đóng băng kép” nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Rõ ràng Nga vẫn có một vai trò nhất định trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Như vậy, dù muốn hay không thì Mỹ cũng không thể "quên" vai trò của Nga khi muốn xây dựng hòa bình ở bán đảo Triều Tiên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triều Tiên phóng tên lửa và lời nhắc nhở Mỹ vẫn cần phải hợp tác với Nga