Bộ Tài Chính vừa trình dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó có đề nghị tăng kịch khung mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.

Trình Quốc hội đề xuất tăng thuế môi trường xăng dầu lên kịch khung

tuyetnhung | 16/05/2018, 14:11

Bộ Tài Chính vừa trình dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó có đề nghị tăng kịch khung mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng kịch trần mức thuế bảo vệ môi trường mặt hàng xăng lên mức 4.000 đồng/lít (tăng 1.000 đồng so với hiện hành), Dự thảo nghị quyết cũng đề nghị điều chỉnh mức thuế đối với dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch trần 2.000 đồng/lít...

Vềlý do đưa rađề xuất tăng thuế lên kịch khung, Bộ Tài chính nói rằng bối cảnh kinh tế xã hội hiện naynhất thiết phải nghiên cứu điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường lên mức phù hợp. Bởi lẽ, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới và một số nước trong khối ASEAN và châu Á. Hiện giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam đứng vị trí 47 từ thấp đến cao trong tổng số 167 quốc gia. Cụ thể, giá xăng Việt Nam thấp hơn Lào, Campuchia, Trung Quốc và thấp hơn một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong khu vực ASEAN vàchâu Á như Singapore, Philippines, Hồng Kông.

Bộ Tài chính cũng cho hay, sau một thời gian lấy ý kiến về đề xuất này đã nhận được 77 ý kiến tham gia, trong đó 19 ý kiến tham gia của các bộ, ngành; 43 ý kiến tham gia của các địa phương; 5 ý kiến tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác. Về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết và nội dung của dự thảo Nghị quyết (47/77 ý kiến nhất trí hoàn toàn). Một số ý kiến về câu chữ, kỹ thuật soạn thảo đã được Bộ Tài chính hoàn chỉnh tại hồ sơ dự án Nghị quyết.

Theo tính toán của Bộ này, nếu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu được tăng lên kịch khungsẽ thu vềkhoảng trên 55.096 tỉ đồng/năm, tăng khoảng 14.368 tỉ đồng/năm. Trước đó, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, tổng số thu từ thuế bảo vệ môi trường vào khoảng trên 150.000 tỉ đồng, bình quân hơn 25.000 tỉ đồng mỗi năm

Bộ Tài chính cũng cho biết phương án điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường nêu trên, dự kiến có hiệu lực vào ngày 1.7 tới, sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 (so với tháng 6) là khoảng 0,27-0,29% và sẽ tác động đến CPI bình quân năm 2018 là khoảng 0,11-0,15%.

Ngoài xăng dầu, một số mặt hàng khác như than đá, dung dịch HCFC, túi ny lon, cũng được Bộ Tài chính đề xuất tăng thêm từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng, tuỳ loại. Với than đá, mức tăng dự kiến thêm 5.000 đồng đến 10.000 đồng/tấn. Tổng số thu mà Bộ Tài chính nhẩm tính sau khi tăng thuế đối với mặt hàng này khoảng 2.385 tỉ đồng/năm, tăng khoảng 795 tỉ đồng/năm.

Đối với mặt hàng túi ny lon, với đề xuất tăng 10.000 đồng/kg (từ 40.000 đồng/kg lên 50.000 đồng/kg), sẽ thu được khoảng 67,5 tỉ đồng (tăng khoảng 13,5 tỉ đồng/năm); Đối với mặt hàng dung dịch, với đề xuất tăng 1.000 đồng/kg (từ 4.000 đồng/kg lên 5.000 đồng/kg), tổng số thu sẽ vào khoảng 63,5 tỉ đồng, tăng khoảng 12,7 tỉ đồng/năm.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trình Quốc hội đề xuất tăng thuế môi trường xăng dầu lên kịch khung