Thị trường ngoại tệ và bất động sản đã "thở phào nhẹ nhõm" ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho phép doanh nghiệp có nguồn tái tạo ngoại tệ được vay.

Trong điều kiện khó khăn, chính sách cho vay ngoại tệ phải uyển chuyển

tuyetnhung | 05/06/2016, 17:14

Thị trường ngoại tệ và bất động sản đã "thở phào nhẹ nhõm" ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho phép doanh nghiệp có nguồn tái tạo ngoại tệ được vay.

Sau 2 tháng ngừng cho vay, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ mở lại tín dụng ngoại tệ cho doanh nghiệp xuất khẩu bắt đầu từ ngày 1.6 thông qua việc ban hành Thông tư số 07/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung. Quy định này của Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp tiết giảm được nhiều chi phí do lãi suất vay USD hiện chỉ bằng 1/2 so với lãi vay tiền đồng. Với tình hình kinh tế còn khó khăn như hiện nay, việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách cho vay ngoại tệ trở lại hoàn toàn hợp lý.

Sau khi quy định này chính thức có hiệu lực vào ngày 1.6 vừa qua, bên lề một hội thảo diễn ra vào ngày 4.6, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, đã có dịp chia sẻ với báo giới về vấn đề này.

TS Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính ngân hàng

-Ông đánh giá như thế nào về việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 07 mở lại tín dụng ngoại tệ cho doanh nghiệp xuất khẩu bắt đầu từ ngày 1.6?

-TS Cấn Văn Lực:Trước hết Thông tư 07 ra đời vào thời điểm rất phù hợp khi sau 2 tháng các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu không được tiếp cận với nguồn vốn ngoại tệ. Rõ ràng, doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn. Hệ thống ngân hàng cũng không thể cung ứng được nguồn vốn ngoại tệ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong 5 tháng qua, kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, phục hồi. Tuy nhiên, còn rất nhiềukhó khăn thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường... khiến ngành nông nghiệp, xuất khẩu thủy hải sản... phảiđối mặt, nên việc Ngân hàng Nhà nước mở lại tín dụng ngoại tệ cho doanh nghiệp xuất khẩu sẽ là một cú hích cho nền kinh tế, đáp ứng kỳ vọng của thị trường, doanh nghiệp, các định chế tài chính cũng như góp phần cho tăng trưởng tín dụng và nền kinh tế của cả năm.

Tôi cho rằngmục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra cho nền kinh tế là 6,7% trong năm 2016 cố gắng làđạt được.

-Trong 5 năm gần đây, quy định cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng cho các doanh nghiệp liên tục được gia hạn sau 6 tháng. Đây chỉ là chính sách tạm thời?

-Đúng,đây là chính sách tạm thời, đã là tạm thời thì phải có thời hạn. Thông thường thì các cơ quan sẽ chọn thay đổi vào cuối năm tài khóa, đólà ngày 31.12. Và hiện nay vẫn đang trong quá trình chống đô la hóa nên đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành sẽlại phải rà soát lộ trình, chính sách chống đô la hóa, trong đó có Thông tư 07.

Còn nếu thị trường, doanh nghiệp đòi hỏi đổimới thì cũng phải có những điều chỉnh, xem xét phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu.

-Cónên đưa ra một chính sách dài hạn để doanh nghiệp không phải phập phồng lo lắng?

-Tôi nghĩ việcổn định, nhất trong quán chính sách là điều mà người dân và doanh nghiệp hết sức mong muốn. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay có nhiều biến động cả trong và ngoài nước nên bây giờ chỉ điều chỉnh sao cho phù hợp chứ không thể cố định được trong thời gian dài.

Chính sách chỉ nhất quán được khi nền kinh tế hết sức ổn định không có bất kỳ sóng gió nào xảy ra. Từ đầu năm tới giờ có nhiều khó khăn với nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Do đó cần phải tháo gỡ. Năm nay, chính phủ cũng đã đưa ra Nghị quyết 35 để hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp.

-Ông đánh giá như thế nào về mặt bằng lãi suất cho vay những tháng qua?

Lãi suất cho vay năm ngoái giảm khoảng 1%. Từ đầu năm tới giờ tiếp tục giảm nhẹ trong bối cảnh lãi suất huy động đầu vào nhích lên. Điều này chứng tỏ rằng hệ thống ngân hàng đã có sự chia sẻ, thăm dò tâm lý thị trường.

Với Nghị quyết 35 thì chính phủ cũng đã yêu cầu hệ thống ngân hàng tìm nhiều biện pháp để có thể giảm lãi suất, tiết kiệm chi phí, lãi suất huy động đầu vào, phối hợp chính sách với tài khóa, tiền tệ, đảm bảo lãi suất cho vay chính phủ không quá cao, cân nhắc về thủ tục tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại thực hiện suôn sẻ hơn. Đặc biệt là tiếp tục xử lý triệt để nợ xấu,qua đó tháo gỡ khó khăn cho hệ thống ngân hàng cũng nhưdoanh nghiệp, và đó cũng là điều kiện tiên quyết để giảm lãi suất cho vay.

-Xin cảm ơn ông!

Tuyết Nhung (thực hiện)

Ảnh đại diện: minh họa

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trong điều kiện khó khăn, chính sách cho vay ngoại tệ phải uyển chuyển