Nghị quyết 19 đang thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam và giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh đạt mức trung bình của ASEAN 4 vào năm 2017, ông Dominic Mellor - chuyên gia kinh tế cao cấp của gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Giám đốc dự án MBI nhận định tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam diễn ra chiều 3.6

Chuyên gia ADB đánh giá cao môi trường kinh doanh của Việt Nam

tuyetnhung | 03/06/2016, 22:08

Nghị quyết 19 đang thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam và giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh đạt mức trung bình của ASEAN 4 vào năm 2017, ông Dominic Mellor - chuyên gia kinh tế cao cấp của gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Giám đốc dự án MBI nhận định tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam diễn ra chiều 3.6

Nhận địnhvề Nghị quyết 19, ông Dominic Patrick Mellor - chuyên gia kinh tế cao cấp của ADB, Giám đốc dự án MBI cho rằngNghị quyết 19 đang thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam và giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh đạt mức trung bình của ASEAN 4 vào năm 2017.

Ông Dominic Patrick Mellor - Chuyên gia kinh tế cao cấp của ADB, Giám đốc dự án MBI

Để thực hiệnđược quyết tâm này, ông Dominic Patrick Mellor khuyến nghịChính phủ Việt Nam cần hợp tác với khối kinh tế tư nhân trong vấn đề đăng ký tài sản. Khu vực tư nhân cũng cần chủ động đối thoại với cơ quan nhà nước để cùng nhau cải thiện, nâng cao môi trường đầu tư, kinh doanh hơn nữa.

Cũng nhận định về vấn đề trên,Giám đốc Eric Sidgwick của ADBcho rằnglực lượng lao động Việt Nam đang gia tăng về số lượng, qua đó phải nâng cao vềchất lượng của nguồn nhân lực trên cơ sở những hoạch định chính sách của Chính phủ Việt Nam. Chính phủ cần có những khuyến nghị cụ thể để đưa ra được những chính sách hiệu quả cho tương lai.

“Những chính sách, văn bản pháp lý được đưa ragần đây đã thể hiện quyết tâm của Chính phủViệt Nam trong việc nâng cao năng lực doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam”, ông Eric khẳng định.

Thêm vào đó, ông Eric cũng cho biếtChính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng lắng nghe doanh nghiệp. Cụ thể, trong phiên toàn thể của Đại hội Đảng 12vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã xác định phải tăng cường hơn nữa các buổi đối thoại giữa Chính phủ và doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng khu vực kinh tế tư nhân.

“Những nỗ lực của Việt Nam đã được đánh dấu bởi sự gia tăng của năng suất lao động, sự rộng mở của thị trường quốc tế. Nỗ lực này đã góp phần tạo một sân chơi cho doanh nghiệp, đồng thời hoàn thiện hơn các cơ chế của nền kinh tế thị trường, tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ cho khối doanh nghiệp tư nhân”, chuyên gia Eric Sidgwick nhìn nhận.

Góp mặt tại diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng không ngừng khẳng địnhChính phủ Việt Nam sẽ lắng nghe ý kiến của các bộ các ngành, các đối tác để Chính phủ tiếp thu và trình Quốc hội nhằm cónhững quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp, đạt được mục tiêu đến 2020 sẽ có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, cả nước có hơn 528.000 doanh nghiệp đang hoạt động, nên để thực hiện được mục tiêu nêu trên cần phảicó nhữngchính sách chăm lo cho số doanh nghiệp hiện có, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh và bền vững cùng với các thành phần khác để phát triển hơn, Phó thủ tướng Huệ lưu ý.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho biếtChính phủ đã ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2030. Chính phủ sẽ làm hết sức mình để cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuân lợi nhất cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp, mọi chủ thể thị trường có điều kiện cạnh tranh lành mạnh với nhau theo quy định của pháp luật để cùng phát triển.

Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam diễn ra vào ngày 3.6được thực hiện với đại diện của 7 ngành và 3 lĩnh vực gồm: Kinh tế số; Giáo dục và đào tạo; Năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng; Nông nghiệp; Phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ; Phân phối và logistics; Thị trường vốn và huy động vốn; Hội nhập và toàn cầu hóa; Khởi nghiệp và sáng tạo; Cụm liên kết ngành.

Diễn đàn cũng thu hút gần 500 khách tham gia từ các ngành nghề lĩnh vực khác nhau (chủ yếu từ 7 ngành nghề chính và 3 lĩnh vực), với sự có mặt của Nhóm công tác các phiên chuyên đề (ban điều hành, ban biên tập, ban thư ký, ban cố vấn), đại diện từ Chính phủ và các tổ chức quốc tế, các giáo sư, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, công nghiệp, nông lâm nghiệp, chuyên gia tài chính từ các bộngành, đặc biệt với sự tham gia của các doanh nghiệp, các trường đại học và tổ chức giáo dục.

Tuyết Nhung

Bài liên quan
TS Nguyễn Minh Thảo: Cải cách môi trường kinh doanh đang có xu hướng chững lại
Điều kiện kinh doanh vẫn tạo nhiều rào cản, tăng chi phí và ẩn chứa rủi ro với doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, cải cách môi trường kinh doanh có xu hướng chững lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
10 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia ADB đánh giá cao môi trường kinh doanh của Việt Nam