Theo các nhà khoa học, sự trục trặc trong nhịp sinh học khi chúng ta ngủ quá ít hoặc quá nhiều, cũng như ngủ đủ ở mức trung bình nhưng đi ngủ muộn, đều góp phần phát triển chứng xơ phổi (pulmonary fibrosis - IPF) hiện không chữa khỏi được.

Trục trặc đồng hồ sinh học gây xơ phổi

08/01/2020, 21:19

Theo các nhà khoa học, sự trục trặc trong nhịp sinh học khi chúng ta ngủ quá ít hoặc quá nhiều, cũng như ngủ đủ ở mức trung bình nhưng đi ngủ muộn, đều góp phần phát triển chứng xơ phổi (pulmonary fibrosis - IPF) hiện không chữa khỏi được.

Hình chụp X quang bệnh nhân bị xơ phổi - Ảnh: MedicalXpress

Theo Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên ngủ hơn 11 giờ hoặc dưới 4 giờ bị xơ phổi (pulmonary fibrosis - IPF) thường xuyên hơn gấp 2-3 lần so với những người ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày.

Xơ hóa là sự tăng sinh của mô liên kết với sự xuất hiện của những thay đổi xơ sẹo đặc trưng. Thông thường, bệnh lý này là kết quả của một quá trình viêm kéo dài. Xơ hóa dẫn đến mất dần chức năng của cơ quan bị ảnh hưởng, chẳng hạn suy phổi được quan sát thấy khi xơ phổi.

Các nguyên nhân chính gây xơ hóa là tác động độc hại của thuốc, chấn thương, phóng xạ và quá trình truyền nhiễm. Tuy nhiên, các tác giả của công trình nghiên cứu mới tin rằng sự phát triển của xơ phổi có thể bị ảnh hưởng bởi sự trục trặc của đồng hồ sinh học cơ thể. Mối liên hệ giữa thời gian ngủ bất thường và xơ phổi tương tự như các yếu tố nguy cơ đã biết khác của chứng bệnh này.

Thường xuyên ngủ quá ngắn (4 giờ hoặc ít hơn mỗi ngày) làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển xơ phổi, còn ngủ quá lâu (11 giờ trở lên) làm tăng nguy cơ này gấp 3 lần. Nguy cơ gia tăng cũng được ghi nhận ở những người làm việc vào ca đêm và ở những người có thời gian ngủ bình thường ở mức trung bình nhưng đi ngủ rất muộn.

Ở cấp độ sinh hóa, các nhà khoa học giải thích thực tế này bằng biểu hiện thay đổi của một trong những gien được gọi là gien đồng hồ sinh học - REVERBα. Protein được mã hóa bởi gien này ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình các tế bào trung mô tổng hợp collagen, góp phần hình thành sẹo.

Nhà nghiên cứu John Blaikeley thuộc Đại học Manchester, Anh, khẳng định rằng xơ phổi là một tình trạng cực kỳ tàn phá, hiện không thể chữa khỏi được. Do đó, việc phát hiện ra thực tế là đồng hồ sinh học đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của bệnh lý này mở ra những hướng mới để điều trị và phòng ngừa tình trạng này.

Theo các nhà khoa học, nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa xơ hóa và thời gian ngủ là cần thiết để xác định những nguyên nhân chính xác nhất khiến bệnh lý phát triển.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trục trặc đồng hồ sinh học gây xơ phổi