Khi một nhóm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chuẩn bị đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của COVID-19, Bắc Kinh đã tăng cường nỗ lực không chỉ để ngăn chặn các đợt bùng phát mới mà còn định hình câu chuyện về thời gian và địa điểm bắt đầu đại dịch.

Trung Quốc chuẩn bị ứng phó khi WHO điều tra về nguồn gốc COVID-19

Nhân Hoàng | 05/01/2021, 14:50

Khi một nhóm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chuẩn bị đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của COVID-19, Bắc Kinh đã tăng cường nỗ lực không chỉ để ngăn chặn các đợt bùng phát mới mà còn định hình câu chuyện về thời gian và địa điểm bắt đầu đại dịch.

Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích về việc không xử lý sớm COVID-19, lần đầu tiên được xác định ở thành phố Vũ Hán cuối năm 2019, và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh hôm 5.1 cho biết nước này sẽ hoan nghênh nhóm của WHO.

Thế nhưng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị âm ỉ, các chuyên gia cho rằng các nhà điều tra khó có thể được phép xem xét kỹ lưỡng một số khía cạnh nhạy cảm hơn của đợt bùng phát COVID-19 và Bắc Kinh khó tránh khỏi bị đổ lỗi cho coronavirus đã giết chết hơn 1,8 triệu người trên toàn thế giới.

"Ngay cả trước cuộc điều tra này, các quan chức hàng đầu của cả hai bên đã rất phân cực trong ý kiến ​​của họ về nguồn gốc của sự bùng phát", Yanzhong Huang, thành viên cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại - tổ chức tư vấn của Mỹ, cho biết.

Họ sẽ phải hiểu biết về chính trị và đưa ra kết luận có thể chấp nhận được với tất cả các bên”, ông nói thêm.

trung-quoc-chuan-phi-ung-pho-khi-who-dieu-tra-ve-nguon-goc-covid-19.jpg
Du khách tham dự cuộc triển lãm ngày 31.12.2020 về cuộc chiến chống lại sự bùng phát COVID-19 tại Trung tâm Hội nghị Vũ Hán Parlour, nơi trước đây từng là bệnh viện tạm thời cho bệnh nhân COVID-19 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - ảnh: Reuters

Trong khi các quốc gia khác tiếp tục vật lộn với tình trạng gia tăng ca mắc COVID-19, Trung Quốc tích cực ngăn chặn các đợt bùng phát. Sau một loạt ca mắc COVID-19 vào tuần trước, thành phố Thẩm Dương đã phong tỏa toàn bộ cộng đồng và yêu cầu tất cả người lao động không thiết yếu phải ở nhà.

Hôm 2.1, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị ca ngợi những nỗ lực chống đại dịch COVID-19 của Trung Quốc, nói rằng họ không chỉ hạn chế lây nhiễm trong nước mà còn “đi đầu trong việc xây dựng một hệ thống phòng thủ chống dịch toàn cầu” bằng cách viện trợ cho hơn 150 quốc gia.

Trước những lời chỉ trích về nguồn gốc của COVID-19 mà Trung Quốc phải đối mặt trên toàn thế giới, ông Vương Nghị nói rằng “ngày càng có nhiều nghiên cứu” cho thấy nó xuất hiện ở nhiều khu vực.

Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất tuyên bố COVID-19 có thể lây truyền qua đường nhập khẩu dây chuyền lạnh, với việc đổ lỗi cho các đợt bùng phát mới ở Bắc Kinh và Đại Liên do các lô hàng bị nhiễm bệnh dù WHO đã hạ thấp những nguy cơ đó.

Trung Quốc đã bị cáo buộc có hành vi che đậy thông tin COVID-19 khiến phản ứng ban đầu bị trì hoãn, cho phép coronavirus lây lan xa hơn. Chủ đề này vẫn còn nhạy cảm, chỉ có một số nghiên cứu về nguồn gốc của COVID-19 được công bố rộng rãi. Song đã có những dấu hiệu Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ thông tin mâu thuẫn với hình ảnh chính thức.

Tuần trước, một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc cho thấy mẫu máu của 4,43% dân số Vũ Hán chứa kháng thể COVID-19, cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh của thành phố cao hơn nhiều so với ghi nhận ban đầu.

Thế nhưng, các nhà khoa học cho biết Trung Quốc cũng phải chia sẻ bất kỳ phát hiện nào cho thấy COVID-19 đã được lưu hành trong nước từ rất lâu trước khi chính thức xác định vào tháng 12.2019.

Một nghiên cứu của Ý cho thấy COVID-19 có thể đã ở châu Âu vài tháng trước khi có trường hợp chính thức đầu tiên của Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã sử dụng bài báo này để ủng hộ giả thuyết rằng COVID-19 có nguồn gốc từ nước ngoài và vào Trung Quốc thông qua thực phẩm đông lạnh bị nhiễm bệnh hoặc các vận động viên nước ngoài thi đấu tại Thế vận hội Quân sự Thế giới ở Vũ Hán vào tháng 10.2019.

Bà Raina MacIntyre, người đứng đầu Chương trình Nghiên cứu An ninh Sinh học của Viện Kirby ở Úc, nói cuộc điều tra cần phải vẽ ra “bức tranh toàn cầu về các manh mối dịch tễ học”, bao gồm mọi bằng chứng COVID-19 hiện diện bên ngoài Trung Quốc trước tháng 12.2019. Tuy nhiên, các vấn đề chính trị có nghĩa là nhóm của WHO không có nhiều thời gian để điều tra một giả thuyết rằng sự bùng phát là do rò rỉ tại Viện Virus học Vũ Hán, Raina MacIntyre nói.

Tôi nghĩ rằng không có khả năng tất cả vi rút trong phòng thí nghiệm tại thời điểm đó sẽ được cung cấp cho nhóm. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ biết được sự thật", Raina MacIntyre nói.

Bài liên quan
Trung Quốc lên tiếng khi đóng cửa với Vương quốc Anh do sợ biến thể coronavirus
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao - Uông Văn Bân cho biết Trung Quốc sẽ đình chỉ vô thời hạn các chuyến bay thẳng đến và đi từ Vương quốc Anh do lo ngại về biến thể coronavirus mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc chuẩn bị ứng phó khi WHO điều tra về nguồn gốc COVID-19