Theo Forbes, dù Trung Quốc đang đẩy mạnh quân sự hóa, làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, nhưng nước này lại hiện đang "rút lui" trên toàn cầu cả trên phương diện kinh tế và tài chính.

Trung Quốc đang 'rút lui' kinh tế trên toàn cầu

27/07/2019, 06:30

Theo Forbes, dù Trung Quốc đang đẩy mạnh quân sự hóa, làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, nhưng nước này lại hiện đang "rút lui" trên toàn cầu cả trên phương diện kinh tế và tài chính.

Một cảng biển do Trung Quốc xây ở Sri Lanka - Ảnh: Internet

Chỉ mới vài năm trước, Trung Quốc nổi lên như một nước mạnh tay chi tiền xây dựng các dự án ở nước ngoài và mua bất động sản trên toàn thế giới. Thế nhưng, việc rơi vào cuộc chiến thương mại với Mỹ đang khiến nước này phải "rút lui" trên toàn cầu.

Theo Forbes, tác động từ cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới tầm ảnh hưởng kinh tế, tài chính của Trung Quốc trên toàn thế giới, kể cả khi Bắc Kinh và Washington có thể sẽ sớm đạt được thỏa thuận thương mại trong nay mai.

Số liệu chính thức của Bộ Tài chính Trung Quốc cho thấy bức tranh suy giảm sức mạnh kinh tế, tài chính của Trung Quốc trên toàn cầu không quá nguy cấp, nhưng theo các tính của các nhóm kinh tế độc lập thì tình hình bi kịch hơn nhiều.

Cụ thể, theo Cơ quan giám sát đầu tư toàn cầu Trung Quốc (CGIT), một cơ quan được đánh giá cao của Viện Doanh nghiệp Mỹ, các khoản đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc các loại trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 27,5 tỉ USD, bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2018 và chỉ bằng 1/4 so với năm 2017, khi cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa diễn ra.

Mức đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc 6 tháng đầu năm nay tệ đến nỗi, theo thống kê của CGIT, thì đây là mức thấp nhất kể từ năm 2008. Hợp đồng xây dựng, phần lớn ở thế giới thứ ba như một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, cũng đã giảm, nhưng ít đột ngột hơn.

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự "rút lui" này. Một là có một sự thù địch ngày càng tăng đối với hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở các nước phát triển, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu. Tại Mỹ, Washington hiện đang đề phòng lớn đến hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở nước này khi cho rằng chúng có thể là cách để Bắc Kinh đánh cắp công nghệ, sở hữu trí tuệ.

Đáng kể hơn là sự thiếu hụt tương đối của Trung Quốc về tiền tệ. Bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh để biến đồng nhân dân tệ thành tiền tệ toàn cầu, nó ít được sử dụng trong các giao dịch tiền tệ - thực tế không quá 2% tổng số giao dịch toàn cầu - và do đó ít được sử dụng trong mua hàng ở nước ngoài. Trong khi đó, cuộc chiến thương mại với Mỹ đã bắt đầu cắt giảm nguồn cung ngoại hối của Bắc Kinh.

Dù dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vẫn còn rất lớn, nhưng tốc độ suy giảm là rất đáng quan ngại. Cụ thể, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm mạnh gần 25% từ gần 4.000 tỉ USD lúc đỉnh hồi năm 2014 đến chỉ còn hơn 3.000 tỉ trong nửa đầu năm nay.

Sự thu hẹp đầu tư nước ngoài của Trung Quốc một phần còn vì nước này tập trung nguồn lực tài chính còn lại vào các nước kém phát triển. Hai nguyên nhân chính từ việc chuyển hướng đầu tư này là vì thay vì đầu tư trực tiếp, Trung Quốc chuyển sang đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn tốn ít tiền phải giải ngân ngay lập tức hơn và Bắc Kinh cũng có thể thu phí để thu hồi vốn. Chưa hết, Bắc Kinh rõ ràng đã đưa sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của mình trở thành ưu tiên chính trị của họ.

Thiên Hà (theo Forbes)

Bài liên quan
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đang 'rút lui' kinh tế trên toàn cầu