Những lợi ích nhóm tại Trung Quốc đã dần trở nên bất khả xâm phạm với nhiều cán bộ địa phương sẵn sàng "tuyên chiến" với chính phủ trung ương để bảo vệ lợi ích kinh tế của họ. Kết quả là, muốn cải cách, chính quyền Trung Quốc buộc phải phá bỏ các lợi ích nhóm tồn tại ở địa phương lâu nay.

Trung Quốc diệt các 'sứ quân' để củng cố chính quyền trung ương

07/08/2016, 18:06

Những lợi ích nhóm tại Trung Quốc đã dần trở nên bất khả xâm phạm với nhiều cán bộ địa phương sẵn sàng "tuyên chiến" với chính phủ trung ương để bảo vệ lợi ích kinh tế của họ. Kết quả là, muốn cải cách, chính quyền Trung Quốc buộc phải phá bỏ các lợi ích nhóm tồn tại ở địa phương lâu nay.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cố Chủ tịch nước này Mao Trạch Đông trong một cửa hàng quà lưu niệm tại Trung Quốc

Lý do chính chủ yếu để nhiều người ví ông Tập Cận Bình có những nét giống với Chủ tịch Mao Trạch Đông trước kia là việc người lãnh đạo tối cao của Trung Quốc hiện tại đang cố tập trung quyền lực vào tay mình, dù những người tiền nhiệm trước đó của ông không làm như thế. Nhiều người cũng tin rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập cũng chỉ là vỏ bọc cho một chiến dịch thanh trừng chính trị, nhắm vào các lợi ích nhóm đối lập. Một số khác lo lắng rằng Tập Cận Bình đang xây dựng hình ảnh sùng bái cá nhân, điều quá giống ông Mao Trạch Đông đã làm thời kỳ Cách mạng văn hóa.

Sự thật thì khác như nhiều chuyên gia suy nghĩ, thậm chí có thể khá đơn giản. Động cơ chính thúc đẩy ông Tập tập trung quyền lực hiện tại chủ yếu lại là để cứu cả chính phủ và nền kinh tế Trung Quốc đang có nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Để thành công, ông Tập Cận Bình cần phải có rất nhiều quyền lực để đưa bộ máy chính quyền vốn đã quá quan liêu tại Trung Quốc vào khuôn phép.

Trong hơn 30 năm qua, quyền lực ở Trung Quốc đã bị phân cấp một cách thái quá, chính quyền các tỉnh, thành phố ngày càng được giao nhiều quyền hơn và thử nghiệm nhiều mô hình cải cách hơn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Các tỉnh còn được quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên chính như như đất đai, tài chính, năng lượng, vật liệu và nguyên liệu phát triển cơ sở hạ tầng địa phương. Kết quả là, các chính quyền địa phương đã quyết định tới 71% chi tiêu công của chính phủ Trung Quốc trong các năm tài chính từ 2000-2014.

Quyền lực của các tỉnh tại Trung Quốc còn cao hơn cả ở nước liên bang lớn nhất thế giới là Mỹ khi các tiểu bang tại nước này chỉ chi khoảng 46% chi tiêu của toàn quốc gia.

Mục đích việc phân quyền, mở rộng quyền lực cho địa phương là để thúc đẩy kinh tế, khuyến khích sự cạnh tranh giữa các khu vực tại Trung Quốc. Những quan chức địa phương hiểu rằng sự nghiệp chính trị của họ sẽ được quyết định dựa vào kết quả phát triển kinh tế tại địa phương mà họ quản lý.

Chính môi trường cạnh tranh này đã thúc đẩy các quan chức làm việc hết sức, giúp cho Trung Quốc sự bùng nổ phát triển kinh tế và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu.

Nhưng ngoài ưu điểm đạt được thời kỳ bùng nổ phát triển, việc chi quyền cũng tạo ra nhiều nhược điểm chết người mà giờ đây dường như chúng có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho Trung Quốc, nhất là khi đảng Cộng sản cầm quyền tại nước này.

Sự phân quyền khiến chi tiêu công trở nên cực kỳ lãng phí, điển hình là việc các chính quyền địa phương luôn phải gánh những món nợ công khổng lồ do "vung tay quá trán". Việc phân quyền cũng khiến các quan chức địa phương "coi trời bằng vung" và thúc đẩy nạn tham nhũng trên quy mô lớn, khi các quan chức địa phương có quyền quyết định cho các công ty hưởng được hàng loạt các ưu đãi khó tin như giảm thuế, tín dụng giá rẻ, hoặc giá thuê đất thấp...

Trung Quốc là một quốc gia có quá nhiều quy định nghiêm ngặt nhưng lại có thị trường tài chính chưa phát triển, điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp tư nhân vướng phải những "rào cản" quá ghê gớm. Chính vì vậy họ thực hiện các giao dịch bất hợp pháp với các quan chức chính quyền địa phương, điều sẽ giúp họ đạt được nhu cầu của mình với "chi phí rẻ" hơn thay vì làm đúng luật.

Những vụ "tham nhũng tích cực" này khiến tại Trung Quốc bùng nổ hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân vào cuối những năm 1990, góp phần hỗ trợ sự tăng trưởng của thị trường. Khi mà kinh tế được xem là thước đo hàng đầu, tham nhũng nhưng thúc đẩy phát triển kinh tế ngầm thì nó được chấp nhận và thậm chí được tha thứ.

Nhưng giờ đây vấn đề tham nhũng tại Trung Quốc đã vượt xa khả năng kiểm soát của chính quyền Trung Quốc và đe dọa đến sự ổn định kinh tế của đất nước cũng như sự lãnh đạo của đảng Cộng sản cầm quyền.Sau hơn 3 thập niên được "thả rông", một số địa phương đã kéo bè kết cánh với nhau để bảo vệ các lợi ích chính trị, kinh tế một cách bất hợp pháp. Một cá nhân không thể tham ô và biển thủ công quỹ nếu không có nhiều đồng phạm giúp sức, bảo vệ từ phía hậu trường.

Những lợi ích nhóm tại Trung Quốc đã dần trở nên bất khả xâm phạm với nhiều cán bộ địa phương sẵn sàng "tuyên chiến" với chính phủ trung ương để bảo vệ lợi ích kinh tế của họ. Kết quả là, muốn cải cách, chính quyền Trung Quốc buộc phải phá bỏ các lợi ích nhóm tồn tại ở địa phương lâu nay.

Vì vậy, thay vì làm ngơ với tham nhũng như những người tiền nhiệm và đẩy "con thuyền Trung Quốc" về hướng vô định, ông Tập đã thu vén quyền lực của địa phương vào tay trung ương và phát động chiến dịch chống tham nhũng trên toàn quốc.

Trong hai năm qua, hàng loạt quan chức lớn bé trên khắp Trung Quốc đã bị bắt giam. Những vụ bắt giữ cũng được thực hiện theo vùng địa lý nhằm tránh tạo sự phản ứng từ các địa phương.

Những kẻ bị bắt thường là đối thủ chính trị của ông Tập, điều này khiến các chuyên gia suy đoán đó là những vụ thanh trừng chính trị diện rộng. Dù thế nào chăng nữa, cuối cùng các quan chức ấy đều bị chứng minh có tội với các bằng chứng khó chối cãi.

Thiên Hà (theo Inquirer)

Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
12 phút trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc diệt các 'sứ quân' để củng cố chính quyền trung ương