Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, ngày 21.5, cho biết Philippines “quan tâm sâu sắc” về sự hiện diện của các máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuy nhiên, ông Roque lại nói rằng Manila không xem đó là mối nguy hại an ninh cho Philippines dù không ủng hộ việc làm này.

Trung Quốc đưa máy bay ném bom ra Biển Đông nhưng Philippines vẫn lãnh đạm

22/05/2018, 07:33

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, ngày 21.5, cho biết Philippines “quan tâm sâu sắc” về sự hiện diện của các máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuy nhiên, ông Roque lại nói rằng Manila không xem đó là mối nguy hại an ninh cho Philippines dù không ủng hộ việc làm này.

Máy bay ném bom hạt nhân H-6K - Ảnh: Internet

Đại diện Các lực lượng vũ trang của Philippines (AFP) hôm 21.5, từ chối đưa ra bình luận về sự kiện máy bay ném bom của Trung Quốc hạ cánh tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp) cho dù động thái này đe dọa an ninh đến hầu hết các đảo của Philippines.

Phát ngôn viên của AFP, Đại tá Edgardo Arevalo tuyên bố rằng AFP đã tiến hành các cuộc tuần tra trên vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, ông từ chối đưa ra kết quả.

"Có những vấn đề an ninh quốc gia mà chúng tôi không được phép tiết lộ bởi vì chúng nhất thiết phải được giữ kín, nếu không chúng tôi có thể vi phạm nguyên tắc hoạt động an ninh", Arevalo nói với các phóng viên.

Ông cho biết các phát hiện được ghi trong báo cáo đã được gửi lên cấp cao hơn và chính quyền cấp quốc gia. Arevalo cho rằng Bộ Ngoại giao (DFA) và Bộ quốc phòng Philippines là nơi thích hợp hơn để đưa ra phản ứng.

Tuy nhiên, ông Arevalo nói rằng AFP sẽ kiên định trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của Philippines nếu có bất kỳ điều gì không mong muốn xảy ra.

Trong khi đó, DFA đã ra tuyên bố nhưng từ chối công khai lên án Trung Quốc, mà chỉ hứa sẽ theo dõi các động thái của "siêu cường này" trong vùng biển tranh chấp. "Chúng tôi đang thực hiện các hành động ngoại giao thích hợp cần thiết để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền và sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai", DFA cho biết.

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, ngày 21.5, cho biết Philippines “quan tâm sâu sắc” về sự hiện diện của các máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuy nhiên, ông Roque lại nói rằng Manila không xem đó là mối nguy hại an ninh cho Philippines dù không ủng hộ việc làm này.

"Ngay cả khi chúng tôi không cảm thấy rằng Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh cho chúng tôi, thì việc triển khai vũ khí ở đó, có thể dẫn đến sai lầm đáng tiếc từ chúng".

"Bất kỳ mối đe dọa nào về việc sử dụng vũ lực ở một trong những con đường biển bận rộn nhất thế giới và vốn là con đường biển vận chuyển dầu, phần lớn hàng xuất nhập khẩu của chúng tôi sẽ là lý do để chúng tôi quan tâm", ông Roque cho biết.

Nhìn chung, Manila phản ứng khá hờ hững trước các động thái gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, bất chấp việc này đe dọa đến an ninh quốc phòng của Philippines.

Ngày 4.5, hai ngày sau khi CNBC đưa tin Trung Quốc đưa tên lửa ra 3 cơ sở ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp) thì ông Roque nói: “Với mối quan hệ gần gũi và tiến triển gần đây giữa chúng ta với Trung Quốc, chúng ta tin tưởng rằng hệ thống tên lửa đó không nhắm vào chúng ta”.

Mãi đến 8.5, trước áp lực từ báo chí và đặc biệt là từ quốc hội, ông Roque mới cho biết Manila chưa lên tiếng vì không có phương tiện kỹ thuật để xác minh thông tin Trung Quốc có triển khai tên lửa hay không. Đồng thời, ông Roque khi ấy còn nói thêm rằng hiện giờ chính phủ mới đang đi... mua thiết bị về để xác minh.

Ngày 21.5, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việc Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập cất cánh, hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn trong khu vực và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động nêu trên, không được tiến hành quân sự hóa, nghiêm túc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), tạo bầu không khí thuận lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực”.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đưa máy bay ném bom ra Biển Đông nhưng Philippines vẫn lãnh đạm