Chuẩn Đô đốc Rommel Jude Ong, Chánh thanh tra Hải quân Philippines cảnh báo: "Tôi cho rằng bước logic tiếp theo sẽ là triển khai máy bay chiến đấu J-11 với tầm hoạt động 1.500 km”.

Tướng Philippines lo ngại Trung Quốc đưa chiến đấu cơ ra Trường Sa

17/05/2018, 06:45

Chuẩn Đô đốc Rommel Jude Ong, Chánh thanh tra Hải quân Philippines cảnh báo: "Tôi cho rằng bước logic tiếp theo sẽ là triển khai máy bay chiến đấu J-11 với tầm hoạt động 1.500 km”.

Chiến đấu cơ J-11 - Ảnh: Internet

Sau những động thái leo thang liên tiếp của Trung Quốc tại Trường Sa gần đây, dư luận trong khu vực đã bắt đầu cảm thấy sự lo ngại. Ngày 3.5, trang CNBC đã đưa thông tin tình báo cho biết Trung Quốc đã âm thầm triển khai phi pháp hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không trên đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp).


Theo SMCP, bà Hoa Xuân Oánh - phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã thừa nhận chuyện Bắc Kinh triển khai tên lửa nhưng lại lấp liếm rằng không nhắm mục tiêu vào ai cả. Cùng lúc đó, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai máy bay quân sự Shaanxi Y-8 trên đá Xu Bi. Trước đó, hồi tháng 4 thì Wall Street Journal đăng ảnh cho thấy Trung Quốc đã triển khai thiết bị được cho là hệ thống làm nhiễu trên đá Vành Khăn.


Theo dòng leo thang như vậy thì bước tiếp theo của Trung Quốc sẽ là gì? Tại Diễn đàn an ninh hàng hải ở Manila tuần trước, Chuẩn Đô đốc Rommel Jude Ong, Chánh thanh tra Hải quân Philippines cảnh báo: "Tôi cho rằng bước logic tiếp theo sẽ là triển khai máy bay chiến đấu J-11 với tầm hoạt động 1.500 km”.


Mối lo của Chuẩn đô đốc Jude Ong với J-11 xuất phát.từ chính việc Trung Quốc cuối năm ngoái đã ngang nhiên khoe ảnh chiến đấu cơ J-11 cất hạ cánh trên đường băng ở đảo Phú Lâm (thuộc chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp). Việc triển khai máy bay J-11 ra Phú Lâm rồi triển khai máy bay quân sự thuộc dòng vận tải ra các cơ sở ở Trường Sa rất dễ thành bước đệm để Trung Quốc đưa J-11 ra Trường Sa. Với tầm bán kính hoạt động 1.500 cây số mà xuất phát từ Trường Sa thì tầm bay của chiến đấu cơ Trung Quốc phủ khắp Đông Nam Á.


Trang Inquirer của Philippines cũng lo ngại về một nguy cơ khác mà Trung Quốc có thể leo thang trên vùng nam Biển Đông: thành lập Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ). Trung Quốc chưa bao giờ giấu diếm tham vọng thành lập ADIZ tại Biển Đông cho dù việc này đi ngược luật pháp quốc tế. Trung Quốc giờ đã gần hoàn tất các yếu tố kỹ thuật và sức mạnh quân sự cho ADIZ. Vấn đề còn lại là chờ đợi thời điểm thích hợp. Do đó, các nước trong khu vực cần hết sức thận trọng, cảnh giác và phải đoàn kết để lên án, ngăn chặn các hành động đơn phương sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngày 8.5, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin trên báo chí nước ngoài, liên quan đến việc Trung Quốc bố trí tên lửa tại các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

“Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việt Nam hết sức quan ngại trước các thông tin nêu trên và khẳng định mọi hoạt động quân sự hóa, bao gồm cả việc bố trí tên lửa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định trong khu vực và không có lợi cho nỗ lực của các nước trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông hiện nay (COC).

Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc với tư cách là quốc gia lớn ở khu vực và thế giới, thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, không tiến hành quân sự hóa, rút các trang thiết bị quân sự triển khai trái phép trên các cấu trúc thuộc chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc”.

Theo VietnamPlus

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tướng Philippines lo ngại Trung Quốc đưa chiến đấu cơ ra Trường Sa