Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây cho biết Angola - nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 châu Phi - đã đạt thỏa thuận tái cơ cấu vài khoản nợ nhất định với hai chủ nợ lớn. Các bên đang thảo luận nội dung chi tiết.

Trung Quốc giúp Angola tái cơ cấu nợ

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 23/09/2020, 10:05

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây cho biết Angola - nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 châu Phi - đã đạt thỏa thuận tái cơ cấu vài khoản nợ nhất định với hai chủ nợ lớn. Các bên đang thảo luận nội dung chi tiết.

Theo IMF, việc tái cơ cấu nợ sẽ giảm bớt áp lực lẫn nhu cầu tài chính cho Angola trong bối cảnh triển vọng kinh tế xấu đi do đại dịch COVID-19 và giá dầu giảm.

Kinh tế Angola (suy thoái 5 năm liên tiếp) bị ảnh hưởng nặng nề do giá dầu liên tục giảm gần đây. Dầu chiếm 95% xuất khẩu cũng như 2/3 nguồn thu ngân sách nước này. IMF dự báo tỷ lệ nợ trên GDP của quốc gia châu Phi này dự kiến lên đến 123% vào cuối năm 2020.

Vào tháng 6, một chủ nợ lớn đồng ý cho Angola chậm thanh toán phần vốn vay. Khoản vốn trả chậm sẽ được hoàn trả trong 7 năm sau thời gian gia hạn.

Angola cũng đàm phán với chủ nợ lớn thứ 2để đạt thỏa thuận tương tự. Phó giám đốc điều hành IMF Antoinette Sayeh nhận xét động thái trên góp phần giảm rủi ro với tính bền vững của nợ.

IMF từ chối công bố danh tính các chủ nợ, nhưng giới phân tích xác định Ngân hàng Xuất nhậpkhẩu Trung Quốc (EximBank), Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) cùng Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) chính là những đơn vị cho vay bí ẩn đứng sau các thỏa thuận tái cơ cấu nợ.

Kinh tế Angola thiệt hại do đại dịch COVID-19 và giá dầu giảm - Ảnh: CGTN

Kể từ khi Nhóm những nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhất trí hoãn nợ cho nước nghèo vào tháng 4, Trung Quốc nhận hơn 20 yêu cầu liên quan. Tính đến tháng 7, giới chức Bắc Kinh chấp nhận miễn trừ nợ cho hơn 10 nước, không rõ trong đó có Angola hay không.

Nhà phân tích tín dụng Mark Bohlund thuộc đơn vị nghiên cứu thị trường REDD Intelligence tiết lộ giới chức Bắc Kinh đồng ý tái cơ cấu khoản nợ từ EximBank, tuy nhiên lại phản đối thực hiện hành động tương tự với nợ từ CDB, trừ phi nợ thương mại từ quốc gia khác cũng được tái cơ cấu.

Ngân hàng Thế giới (WB) muốn đưa khoản nợ từ CDB vào Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DSSI) do G20 lập ra. Theo nhà phân tích Bohlund, CDB chủ yếu cung cấp vốn vay theo điều kiện thương mại chứ không phải khoản vay ưu đãi, vì vậy Trung Quốc lập luận rằng họ nên được đối xử giống như bất cứ bên cho vay thương mại nào khác.

Nhà phân tích Bohlund cũng cho rằng biện pháp khả dĩ là chuyển đổi một phần nợ CDB thành vốn chủ sở hữu hoặc tài sản khác, chẳng hạn cổ phần trong doanh nghiệp sản xuất dầu quốc doanh Sanangol (Angola). Ngoài EximBank, quốc gia châu Phi này hiện tích cực thương lượng với CDB và ICBC.

Tái cơ cấu nợ từ Trung Quốc là điều kiện tiên quyết để IMF phê duyệt thêm khoản vay cho Angola. Quỹ Tiền tệ quốc tế từng áp dụng cách tiếp cận tương tự với Congo, Zambia.

Là nhà sản xuất dầu lớn thứ 2châu Phi, Angola được Trung Quốc mở hầu bao viện trợ và cho vay lãi suất thấp nhằm đổi lại dầu thô cùng khí đốt giá ưu đãi.

Không những vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ trong báo cáo Sức mạnh quân sự Trung Quốc công bố ngày 2.9 còn xác định Angola nằm trong danh sách quốc gia mà giới chức Bắc Kinh cân nhắc đặt cơ sở quân sự, sau khi đã có căn cứ đầu tiên ở Djibouti.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
11 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc giúp Angola tái cơ cấu nợ