Hôm 21.9, Tổng thống Donald Trump cho biết bị từ chối khi yêu cầu các quan chức Mỹ điều chỉnh tỷ giá hối đoái của đồng đô la để chống lại điều mà ông mô tả là Trung Quốc thao túng tiền tệ nhiều lần với đồng nhân dân tệ.

Tổng thống Trump tuyên bố Trung Quốc cố tình làm suy yếu đồng nhân dân tệ

22/09/2020, 11:00

Hôm 21.9, Tổng thống Donald Trump cho biết bị từ chối khi yêu cầu các quan chức Mỹ điều chỉnh tỷ giá hối đoái của đồng đô la để chống lại điều mà ông mô tả là Trung Quốc thao túng tiền tệ nhiều lần với đồng nhân dân tệ.

Mỹ từng cáo buộc Trung Quốc cố tình làm suy yếu đồng nhân dân tệ vào tháng 8.2019 - ảnh: Getty Images

Theo Reuters, Tổng thống Trump nói với hàng ngàn người ủng hộ tại cuộc tập hợp ở thành phố Dayton, tiểu bang Ohio, Mỹ rằng các chính sách của ông đối đầu với hành vi hung hăng của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu.

Tôi đến gặp các bạn của mình. ‘Làm một chút chuyển động trên đồng đô la thì sao?’, anh ta nói, nhưng họ phản bác rằng điều đó là không thể: ‘Thưa ông, chúng tôi không thể làm điều đó. Nó phải trôi nổi một cách tự nhiên”.

Tổng thống Donald Trump kể chuyện phiếm trên và lặp lại tuyên bố rằng Trung Quốc cố tình thay đổi giá trị đồng nhân dân tệ của họ để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, điều mà Bắc Kinh phủ nhận.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc phủ nhận việc can thiệp để làm suy yếu đồng nhân dân tệ (làm rớt giá hay giảm giá trị - PV) và hạ giá thành hàng xuất khẩu sang Mỹ. Đồng nhân dân tệ đã tăng giá trong tám tuần liên tiếp so với đồng đô la - đang giảm giá.

Ông Trump không đưa ra chi tiết nào trong cuộc trò chuyện của mình về việc điều chỉnh giá trị của đồng đô la và chưa có bình luận nào từ Bộ Tài chính Mỹ, cơ quan dự kiến ​​sẽ công bố báo cáo nửa năm đầu 2020 về tiền tệ (bị trì hoãn từ lâu) trong những tuần tới.

Tổng thống Trump cho biết các trợ lý đã từ chối yêu cầu điều chỉnh giá trị đồng đô la của ông

Như hầu hết các nền kinh tế toàn cầu, Mỹ cho phép giá tiền tệ của mình được thả nổi, có nghĩa là đồng đô la được thiết lập bởi thị trường ngoại hối dựa trên cung và cầu so với các loại tiền tệ khác.

Vào tháng 5.2020, ông Trump đã đảo ngược hướng đi và ủng hộ một “đồng đô la mạnh” sau nhiều năm chống lại sức mạnh tương đối từ đồng đô la như một yếu tố gây hại cho tính cạnh tranh của Mỹ.

Tháng 1.2020, Bộ Tài chính Mỹ đã bỏ việc coi Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ”, vài ngày trước khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, nói rằng Bắc Kinh đã đồng ý kiềm chế phá giá cạnh tranh.

Quyết định bất ngờ của Mỹ vào tháng 8.2019 khi coi Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ” được đưa ra vào thời điểm căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn trên thế giới, nhưng bị nhiều người chỉ trích là không có cơ sở.

Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ đã không coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ kể từ năm 1994.

Đồng nhân dân tệ suy yếu có tác động gì?

Ngày 5.8.2019, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong hơn một thập niên qua, khiến Mỹ gọi Bắc Kinh là kẻ thao túng tiền tệ. Cụ thể hơn, 1 đô la Mỹ ăn 7 nhân dân tệ là mức thấp chưa từng có kể từ năm 2008 đến thời điểm đó.

Theo BBC, Trung Quốc trước đó đã tìm cách ngăn chặn để đồng nhân dân tệ không tụt xuống dưới mức tỷ giá mang tính biểu tượng.

Căng thẳng leo thang trong cuộc thương chiến, được châm ngòi từ các đe dọa mới về thuế quan từ Mỹ, được cho là đã làm Bắc Kinh thay đổi chính sách tiền tệ.

Hôm 5.8.2019, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nói việc đồng nhân dân tệ sụt giá là do "chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và việc tăng biểu thuế áp dụng đối với Trung Quốc".

Diễn biến mới này xảy ra chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Donald Trump nói sẽ áp mức thuế 10% lên thêm 300 tỉ đô la hàng Trung Quốc, trên thực tế có nghĩa là tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Đồng nhân dân tệ yếu hơn khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn và sẽ rẻ hơn nếu mua bằng ngoại tệ.

Nhìn từ phía Mỹ, đây được coi như nỗ lực để bù lại thiệt hại của việc hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ bị đánh thuế cao hơn.

Dù điều này dường như như có lợi cho người tiêu dùng trên thế giới vì có thể mua hàng Trung Quốc với giá rẻ hơn, nhưng nó mang theo những rủi ro khác.

Đồng nhân dân tệ yếu hơn khiến hàng ngoại nhập vào Trung Quốc đắt hơn, nên có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao và gây sức ép lên nền kinh tế cũng như khiến những người có tiền đầu tư vào những tài sản khác.

Nhân Hoàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Trump tuyên bố Trung Quốc cố tình làm suy yếu đồng nhân dân tệ