Hiện tại, giá sầu riêng trong nước đang dao động ở mức 130.000 - 160.000 đồng/kg, cao hơn sầu riêng nhập khẩu từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Theo Bộ NN-PT-NT, nguyên nhân sầu riêng tăng giá làsản lượng giảm, bởi điều kiện thời tiết bất lợi gây năng suất giảm trong khi nhu cầu lại tăng cao đặc biệt từ phía thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng ưa chuộng sầu riêng nội địa hơn là sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan, vì vậy thị trường trong nước tiêu thụ sầu riêng mạnh hơn.
Trên thực tế, sầu riêng vụ nghịch thường bán được giá cao gấp 2-3 lần sầu riêng vụ thuận. Theo một số nhà vườn tại Bến Tre và Tiền Giang, do thời tiết không thuận lợi nên năng suất và chất lượng sầu riêng nghịch vụ năm nay giảm so với năm trước, trung bình năng suất đạt hơn 2 tấn/1.000m2.
Tuy sầu riêng hạt lép chất lượng không được như năm trước, song nông dân vẫn thu lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/1.000m2 do giá sầu riêng tăng cao. Cụ thể, sầu riêng loại 1 xuất bán tại vườn đạt 90.000 đồng/kg, loại 2 bán được với giá 70.000 đồng/kg.
Các thương lái thu mua sầu riêng cho rằng, thị trường sầu riêng đầu vụ năm nay giá cao hơn so với năm trước do Trung Quốc rốt ráo tìm kiếm nguồn hàng.
Thông tin từ Sở NN-PT-NTcho biết, năm naynhà vườn tại 2 huyện Chợ Lách và Châu Thành chọn xử lý nghịch vụ hơn 700ha trong tổng số khoảng 2.000ha sầu riêng. Tuy nhiên, cây trồng cho trái thu hoạch sản lượng không cao do ngay thời điểm ra hoa và đậu trái non gặp phải các đợt mưa to, giông mạnh.Một số vườn cây có hệ thống thoát nước không đảm bảo, cây đâm đọt non và việc xử lý bị thất bại.
Ngoài ra, việc thất mùa còn do ảnh hưởng kéo dài của đợt thiên tai xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2016 khiến cây đến nay vẫn chưa phục hồi thể trạng tốt, gâyảnh hưởng đến khả năng đậu trái. Mặc dù vậy, cây vẫn sẽ cho trái rải đều từ nay đến đầu tháng 2.2018 mới kết thúc.
Vào thời điểm đầu tháng 6 trước đó, giá sầu riêng ở ĐBSCL và một số tỉnh Tây Nguyên cũng tăng cao mức kỷ lục lên 45.000 - 55.000 đồng/kg khiến nông dân phấn khởi.
Phan Diệu