Hãng AFP dẫn báo cáo mới của Viện Lowy (Úc) cho biết nguồn tài chính Trung Quốc dành cho Nam Thái Bình Dương ngày càng giảm đi vì nước này hiện chỉ tập trung củng cố ảnh hưởng ở số ít quốc gia thân thiện.

Trung Quốc không còn ‘đổ tiền ào ạt’ vào Nam Thái Bình Dương

Cẩm Bình | 31/10/2023, 18:50

Hãng AFP dẫn báo cáo mới của Viện Lowy (Úc) cho biết nguồn tài chính Trung Quốc dành cho Nam Thái Bình Dương ngày càng giảm đi vì nước này hiện chỉ tập trung củng cố ảnh hưởng ở số ít quốc gia thân thiện.

Trong thập kỷ qua Trung Quốc không ngần ngại chi hàng tỷ USD vào viện trợ và đầu tư cơ sở hạ tầng tại hàng loạt quốc đảo Thái Bình Dương nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Úc và Mỹ - hai thế lực truyền thống lâu nay. Tuy nhiên Viện Lowy ghi nhận Bắc Kinh đang thu hẹp quy mô nguồn tài chính, chỉ rót tiền cho quốc gia thân thiện như Quần đảo Solomon hay Kiribati.

tq(1).jpg
Trung Quốc chuyển sang đầu tư vào quốc gia thân thiện thay vì tài trợ ồ ạt - Ảnh: Reuters

Theo báo cáo, nguồn tài chính Trung Quốc giành cho khu vực từ mức đỉnh 384 triệu USD năm 2016 giảm xuống còn 241 triệu USD năm 2021. Nhà nghiên cứu Alexandre Dayant cho biết số liệu phản ánh động thái thay đổi chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro và củng cố quan hệ chính trị.

Quần đảo Solomon cùng Kiribati đều cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan để nghiêng về Trung Quốc vào tháng 9.2019. Từ đó hai nước nhận được tài trợ cho nhiều dự án hạ tầng lớn. Riêng Solomon còn cùng Bắc Kinh ký kết hiệp ước an ninh.

Báo cáo của Viện Lowy nhận xét: “Nguồn tài trợ phát triển khu vực của Trung Quốc đã chuyển từ ồn ào và hỗn loạn sang nguồn vốn thu hẹp, nhắm mục tiêu chiến lược hơn vào đảo quốc Thái Bình Dương thân thiện với Trung Quốc nhất”.

Cũng theo Viện Lowy, sự quan tâm Trung Quốc dành cho khu vực vài năm gần đây thúc đẩy cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt - góp phần làm tăng nguồn tài chính phát triển mà Nam Thái Bình Dương được nhận.

Úc tăng đáng kể tài trợ nên giữ vững vị thế bên cung cấp tài chính số 1, xếp sau là Ngân hàng Phát triển châu Á, Trung Quốc, New Zealand, Nhật Bản.

Bài liên quan
Người Nhật đau đầu đối phó với nạn cát vàng đến từ Trung Quốc
Cát vàng là bụi có nguồn gốc từ các sa mạc nội địa của Trung Quốc và Mông Cổ, được gió thổi đến quần đảo Nhật Bản, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quy định siết việc phân lô bán nền: Hiểu sao cho đúng?
Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6 cho rằng quy định hạn chế phân lô bán nền chỉ áp dụng đối với dự án bất động sản, không áp dụng với đất cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tách thửa với mục đích cho/tặng, thừa kế, chuyển nhượng cho người khác.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc không còn ‘đổ tiền ào ạt’ vào Nam Thái Bình Dương