Các báo cáo về việc nhà chức trách Trung Quốc liên tục bắt giữ người xung quanh một bức thư bí ẩn kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ chức cho thấy mối quan tâm của Bắc Kinh với bức thư này rất lớn.
Các báo cáo về việc nhà chức trách Trung Quốc liên tục bắt giữ người xung quanh một bức thư bí ẩn kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ chức cho thấy mối quan tâm của Bắc Kinh với bức thư này rất lớn.
Một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, đang sống lưu vong cho biết 3 người trong gia đình ông đã bị bắt, dấu hiệu mới nhất cho chiến dịch săn tìm ai là người viết và phát tán bức thư kêu gọi ông Tập Cận Bình từ chức, được phát tán lên mạng hồi đầu tháng 3.
Ông Chang Ping, một nhà báo gốc Trung Quốc đang sống tại Đức cho biết hai em trai và một em gái của ông đã bị nhà chức trách Trung Quốc bắt khi họ trở về quê để mừng thọ bố mình.
Theo ông Chang Ping, vụ bắt giữ xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên và mục đích là để "điều tra, sách nhiễu và đe dọa" nhằm tìm ra ai là người viết bức thư kêu gọi ông Tập Cận Bình từ chức.
Ông Chang Ping, tên thật là Zhang Ping, cho biết ông đã thảo luận về bức thư trên với các phương tiện truyền thông Đức và Pháp, nhưng ông không phải là người phát tán bức thư.
"Tôi không giúp soạn thảo nó, tôi không phát tán nó và tôi chỉ đọc nó sau khi nó đã được đăng tải rộng rãi", ông Chang Ping cho biết trên web chinachange.org.
Trước đó, Trung Quốc đã bắt giữ 20 người liên quan đến vụ việc bức thư được đăng tải trên trang web tin tứcWujie hồi đầu tháng ba, dù bức thư này ngay lập tức đã bị gỡkhỏi mạng internet.
Những người bị bắt gồm 6 nhân viênlàm cho website tin tức Wujie, trong đó có một quản lý, một biên tập viên, và 10 người khác làm cho một công ty tin họcliên quan đến vụ việc.
Nhà bất đồng chính kiến Wen Yunchao, một nhà vănđangsống tại New York cho biết 3 người thân trong gia đình ôngcũng bị bắt, sau khi ông này từ chối xác nhận với nhà chức trách Trung Quốc là ông chính là người đã soạn bức thư trên.
Người cuối cùng bị bắt là ôngCổ Gia, một phóng viên đã viết bàitường thuật là liên quan đến lá thư.Bạn bè của Cổ Gia nói ông này chỉ gọi biên tập của trang Wujie để hỏi thêm thông tin sau khi đọc được nó.
Thiên Hà (theo The Telegraph)