Trung Quốc đã khởi động nhập khẩu mua trở lại các loại nông sản Việt Nam qua lối cửa khẩu.

Trung Quốc mua trở lại nông sản Việt

Tuyết Nhung | 17/07/2022, 18:01

Trung Quốc đã khởi động nhập khẩu mua trở lại các loại nông sản Việt Nam qua lối cửa khẩu.

Thí điểm nhập khẩu một số loại quả

Trung Quốc đã xóa bỏ việc đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm vi rút SARS-COV-2 sau gần 2 năm thực thi, nguyên do xóa quy định gây tranh cãi này là vì số lượng lô hàng nhiễm vi rút ngày càng giảm trong khi Trung Quốc cũng đang cố gắng giảm thiểu thiệt hại do thực hiện chính sách Zero COVID.

Trước đó, các công ty bị đình chỉ xuất khẩu trong vòng 1 tuần sau khi kiểm tra 2 lần đầu dương tính COVID-19 và bị đình chỉ xuất khẩu trong 4 tuần nếu phát hiện dương tính trong lần kiểm tra thứ 3.

Các nước cung cấp thủy sản chính cho Trung Quốc bao gồm Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Philippines đều từng gặp rắc rối với chính sách này.

Phía Trung Quốc cho biết việc kiểm tra nghiêm ngặt là cần thiết sau khi công nhân trong kho lạnh bị nhiễm COVID-19 sau khi xử lý thực phẩm đông lạnh nhập khẩu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới cho biết thực phẩm đông lạnh không tạo ra rủi ro lây nhiễm COVID-19.

Trung Quốc đã bắt đầu thí điểm việc nhập khẩu trở lại các loại nông sản Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành (TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai), trước hết với 3 mặt hàng trái thanh long, vải thiều và xoài.

Theo thông tin từ Ban Quản lý Cửa khẩu Lào Cai (thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Lào Cai), do chính sách quản lý nghiêm ngặt của Trung Quốc trong xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, từ ngày 17.2 đến nay, các mặt hàng nông sản (nhất là hoa quả tươi) tạm dừng thông quan qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành.

Trong khi đó, toàn bộ hàng hóa khác của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đều được phân luồng, kiểm tra y tế, xét nghiệm, test nhanh kháng nguyên nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch COVID-19.

Ngày 27.6 vừa qua, phía Trung Quốc bắt đầu thí điểm nhập khẩu trở lại các mặt hàng nông sản từ Việt Nam để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về công tác phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, 9 xe chở nông sản được thông quan thí điểm để đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch. Các mặt hàng thông quan qua cửa khẩu được thực hiện với nhiều thủ tục kiểm tra nghiêm ngặt của cơ quan chức năng Trung Quốc.

Tính đến ngày 27.6 vừa qua có 2 trong 9 xe hàng (chở thanh long và vải thiều) được thông quan sang Trung Quốc theo phương án thí điểm nhập khẩu nông sản qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành. Qua kiểm tra, nếu đủ điều kiện, phía Trung Quốc sẽ mở cửa để chính thức thông quan trở lại các mặt hàng nông sản qua cửa khẩu này.

Đại diện Ban Quản lý Cửa khẩu Lào Cai cho biết hiện nay phía Trung Quốc đang thông quan thí điểm các mặt hàng nông sản để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch COVID.

Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cần phải trao đổi, thỏa thuận với đối tác phía Trung Quốc về quá trình giao nhận hàng hóa, khi doanh nghiệp nước bạn đã làm thủ tục đăng ký, báo cáo và được hải quan Trung Quốc chấp thuận thì mới vận chuyển hàng hóa lên cửa khẩu để làm thủ tục thông quan, tránh bị rủi ro.

Về phía mình, Ban Quản lý Cửa khẩu Lào Cai sẽ tiếp tục làm việc với ban quản lý cửa khẩu bên Trung Quốc với tinh thần "khó đến đâu, gỡ đến đó" để hàng hóa được xuất khẩu thuận lợi.

Đừng bị phụ thuộc

Trung Quốc hiện vẫn là thị trường tỉ USD mà không chỉ doanh nghiệp Việt, các quốc gia khác trên thế giới cũng muốn chen chân. Gần đây, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Mỹ... ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc khiến sức cạnh tranh hàng Việt Nam tại thị trường này ngày càng gay gắt. Do áp lực nên nước này ngày càng ra nhiều chính sách để bảo hộ nông sản của họ hơn. Mới đây, phía Trung Quốc đề nghị Việt Nam giảm xuất tiểu ngạch, thay thế bằng hoạt động chính ngạch và đáp ứng đầy đủ giấy tờ về kiểm dịch.

Để không bị thị trường Trung Quốc bỏ lại phía sau, giới chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp Việt phải cùng nhau thay đổi. Ví dụ, hiện các thị trường khó tính như Nhật Bản hay Hàn Quốc có quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với trái cây nhập khẩu, còn Trung Quốc vẫn chưa có những quy định này. Nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần lưu ý để đến lúc Trung Quốc đưa ra yêu cầu có thể sẵn sàng đáp ứng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cũng nhắc nhở các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn là vấn đề quan trọng số một hiện nay. Đồng thời, cũng cần thay đổi tư duy "quá phụ thuộc vào một thị trường" sang tư duy "đa dạng thị trường".

Bài liên quan
Các nhà khoa học Trung Quốc đề xuất cách tính thời gian ngoài vũ trụ
Nhóm nhà khoa học thuộc Tập đoàn Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc, Viện Nghiên cứu công nghệ không gian Trung Quốc và Đài Quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc đề xuất một tiêu chuẩn chung để tính toán thời gian trên toàn hệ Mặt trời, không lấy Trái đất hay tôn giáo làm cơ sở như hệ thống hiện tại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc mua trở lại nông sản Việt