Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đặt mục tiêu mở rộng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trung Quốc và Anh có khả năng tham gia.

Trung Quốc muốn tham gia CPTPP để đối phó Mỹ?

Cẩm Bình | 21/11/2020, 08:00

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đặt mục tiêu mở rộng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trung Quốc và Anh có khả năng tham gia.

“Nhật Bản khao khát tạo nên Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc sớm ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) cũng như thực thi, mở rộng CPTPP với tư cách Chủ tịch vào năm tới”, Thủ tướng Suga phát biểu trong video phát tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

RCEP gồm 15 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, tạo nên khối thương mại lớn nhất thế giới. CPTPP hiện chỉ có 11 quốc gia ký kết nhưng tiềm năng quy tụ cả 21 thành viên APEC rất lớn.

Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố nước này cởi mở với ý tưởng tham gia CPTPP. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã là thành viên RCEP.

adobe-stock-118282.jpeg
Tham gia các hiệp định thương mại đa phương là công cụ để Mỹ và Trung Quốc thiết lập quy tắc thương mại thế kỷ 21 - Ảnh: JOC

RCEP đánh dấu một bước lùi của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Chính quyền Washington dưới thời Tổng thống Donald Trump chẳng mặn mà với các cơ chế đa phương ở khu vực, tạo cơ hội cho Trung Quốc lấp chỗ trống.

Nhật Bản cùng nhiều người ủng hộ thương mại tự do hy vọng Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đưa Mỹ tham gia CPTPP – điều khó xảy ra trong tương lai gần. Tuy nhiên, ông Biden hiểu rõ Mỹ cần hợp tác với đồng minh để thiết lập quy tắc thương mại cho thế kỷ 21 thay vì để Trung Quốc làm vậy.

ap20325021412008.jpg
Nhật Bản đặt mục tiêu mở rộng CPTPP - Ảnh: Arabica Post

Giám đốc Trung tâm Toàn cầu hóa và Trung Quốc (CCG) - Vương Huy Diệu từng cảnh báo nguy cơ Mỹ cùng đồng minh lập rào cản thương mại ngăn Trung Quốc tiếp cận thị trường quốc tế.

“Tham gia CPTPP có thể là công cụ đối phó Mỹ và giúp Trung Quốc tạo ra một mạng lưới thương mại mới bên cạnh sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) cùng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)”, ông
Vương Huy Diệu cho hay.

Trong khi đó, Anh đã ngỏ ý làm thành viên CPTPP từ năm ngoái. Hiệp định được xem là nhân tố quan trọng giúp đảo quốc sương mù phát triển kinh tế sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Bài liên quan
Ông Tập Cận Bình nói gì trước khi gặp Tổng thống Trump ở Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương?
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương vào 20.11 để thảo luận về coronavirus và sự phục hồi kinh tế toàn cầu, với những khác biệt thương mại kéo dài có thể sẽ làm lu mờ cuộc họp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc muốn tham gia CPTPP để đối phó Mỹ?