Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương vào 20.11 để thảo luận về coronavirus và sự phục hồi kinh tế toàn cầu, với những khác biệt thương mại kéo dài có thể sẽ làm lu mờ cuộc họp.

Ông Tập Cận Bình nói gì trước khi gặp Tổng thống Trump ở Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương?

Nhân Hoàng | 20/11/2020, 11:45

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương vào 20.11 để thảo luận về coronavirus và sự phục hồi kinh tế toàn cầu, với những khác biệt thương mại kéo dài có thể sẽ làm lu mờ cuộc họp.

Theo Reuters, nhà lãnh đạo hai cường quốc sẽ có mặt tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) do Malaysia chủ trì sau 2 tuần kể từ ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 3.11 mà ông Trump thất bại trước Biden nhưng vẫn chưa nhận thua. APEC quy tụ 21 nền kinh tế vành đai Thái Bình Dương, chiếm khoảng 60% GDP toàn cầu, gồm cả Mỹ và Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương đã kêu gọi thương mại đa phương và cởi mở hơn để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế, đồng thời cảnh báo chống lại các chính sách thương mại bảo hộ như những chính sách mà Trump đưa ra từ năm 2017.

Tại hội nghị cấp cao APEC vào năm 2018, các nước đã không thống nhất được một thông cáo chung lần đầu tiên trong lịch sử của khối do Mỹ với Trung Quốc bất đồng về thương mại và đầu tư.

Trong cuộc họp sắp diễn ra ngày 20.11, một số nhà lãnh đạo APEC đã tuyên bố chống lại chủ nghĩa bảo hộ khi thế giới vật lộn với nền kinh tế dưới tác động của COVID-19.

Khi đối mặt với thách thức kinh tế lớn nhất của thế hệ này, chúng ta không được lặp lại những sai lầm của lịch sử bằng cách tháo lui vào chủ nghĩa bảo hộ. APEC phải tiếp tục cam kết giữ cho thị trường mở và thương mại lưu thông”, Thủ tướng New Zealand - Jacinda Ardern phát biểu hôm 20.11.

Ngày 19.11, ông Tập Cận Bình cho biết "chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và bắt nạt cũng như phản ứng dữ dội chống lại toàn cầu hóa kinh tế" đã làm tăng thêm rủi ro và bất ổn trong nền kinh tế thế giới.

Ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục cam kết với chủ nghĩa đa phương, cởi mở và hợp tác.

ong-trump-va-tap-can-binh-gap-nhau(2).jpg
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình chụp ảnh chung trước cuộc gặp song phương giữa hai nước trong hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 ở Osaka, Nhật Bản, ngày 29.6.2019 - ảnh: Reuters

Các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương khác cũng bày tỏ hy vọng rằng chính quyền Joe Biden sẽ tham gia nhiều hơn và hỗ trợ thương mại đa phương.

Ông Trump đã áp dụng thuế quan với các sản phẩm trị giá hàng tỉ đô la của Trung Quốc, bắt đầu cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng rút Mỹ ra khỏi hiệp ước thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Mỹ cũng vắng mặt trong khối thương mại tự do lớn nhất thế giới, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) - hiệp ước gồm 15 quốc gia do Trung Quốc hậu thuẫn, đã được ký kết vào tuần trước.

Chính quyền Trump đã bị chỉ trích vì mức độ tham gia thấp hơn ở châu Á. Lần duy nhất Trump tham gia hội nghị cấp cao APEC (được tổ chức thường niên) là vào năm 2017. Hội nghị cấp cao năm ngoái ở Chile đã bị hủy do các cuộc biểu tình bạo lực.

Ông Trump cũng đã bỏ lỡ hai cuộc họp châu Á trực tuyến vào tuần trước là Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên và Hội nghị cấp cao Đông Á rộng lớn hơn.

Ngoài việc làm việc trên một thông cáo chung, các nhà lãnh đạo APEC cũng dự kiến ​​sẽ thảo luận về tầm nhìn sau năm 2020 của khối, sẽ thay thế các Mục tiêu Bogor 1994 (tập hợp các mục tiêu về giảm các rào cản đối với thương mại và đầu tư) sẽ hết hạn trong năm nay.

Các nền kinh tế tham gia APEC hiện nay gồm: Mỹ, Trung Quốc, 
Việt Nam, Úc, Brunei, Canada, Chile, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan.

Chủ nghĩa bảo hộ là chính sách của chính phủ nhằm bảo vệ một số nhà sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của nước ngoài thông qua việc dựng lên các hàng rào với thương mại quốc tế, chẳng hạn thuế quan và hạn ngạch.

Có nhiều luận cứ ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ như lao động rẻ mạt, duy trì sự cân bằng cán cân thanh toán, bảo vệ nền công nghiệp non trẻ, cải thiện tỷ lệ trao đổi, nhưng nhìn chung, chúng chỉ phục vụ cho lợi ích cục bộ của từng ngành hoặc địa phương, ít khi thực sự phục vụ cho lợi ích quốc gia và quốc tế.

Bài liên quan
‘Biden, Trump đừng tưởng lực lượng sản xuất của Trung Quốc suy giảm và thua xa Đông Nam Á’
Theo doanh nhân William Bratton, Tổng thống đắc cử Joe Biden nên cẩn thận để không rơi vào bẫy khi tin rằng các công ty toàn cầu đang vội vã rút chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc khiến lực lượng sản xuất nơi đây bị suy giảm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Tập Cận Bình nói gì trước khi gặp Tổng thống Trump ở Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương?