Trung Quốc đang coi việc đóng tàu sân bay là cách để phô trương sức mạnh trên biển nhằm quyết đoán hơn trong tranh chấp lãnh thổ và đối phó với chính sách xoay trục châu Á của Mỹ. Dù đã có tàu sân bay Liêu Ninh nhưng đó là tàu có “độ cổ” cao và bị các cường quốc khác đánh giá thấp. Do vậy, Trung Quốc vẫn đang ôm kế hoạch xây dựng hạm đội tàu sân bay và đặc biệt là có tàu sân bay hạt nhân.

Trung Quốc nuôi tham vọng đóng tàu sân bay hạt nhân

Một Thế Giới | 28/10/2014, 06:46

Trung Quốc đang coi việc đóng tàu sân bay là cách để phô trương sức mạnh trên biển nhằm quyết đoán hơn trong tranh chấp lãnh thổ và đối phó với chính sách xoay trục châu Á của Mỹ. Dù đã có tàu sân bay Liêu Ninh nhưng đó là tàu có “độ cổ” cao và bị các cường quốc khác đánh giá thấp. Do vậy, Trung Quốc vẫn đang ôm kế hoạch xây dựng hạm đội tàu sân bay và đặc biệt là có tàu sân bay hạt nhân.

>>Trung Quốc xuống nước với Việt Nam, nhưng chỉ nói mà không làm
>>Kim Jong-un ra mật lệnh “Trung Quốc là kẻ thù ngàn năm của Triều Tiên“
>>Báo Anh chế giễu bầu cử quốc hội Ukraine là sự sỉ nhục nền dân chủ

Về khát khao có tàu hạt nhân của Trung Quốc thì hồi đầu thập niên 60, Chủ tịch Mao Trạch Đông từng tuyên bố xanh rờn rằng “Chúng ta sẽ đóng một chiếc tàu ngầm hạt nhân dù có phải mất 10.000 năm!”. Tàu hạt nhân có thể xem là một trong những giấc mơ của Trung Quốc và nó “ám ảnh” các thế hệ sau này. Nếu có tàu năng lượng hạt nhân thì nó có thể hoạt động lâu dài trên biển và không quá lo lắng về vấn đề tiếp nhiên liệu.

Nhưng ông Tào Vệ Đông, một chuyên gia quân sự Trung Quốc nói trên Truyền hình Bắc Kinh rằng Trung Quốc không nên đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đơn giản vì Trung Quốc không có công nghệ đủ cao để vận hành nó.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Tào nói rằng tốt hơn cho Trung Quốc là cần đóng các tàu sân bay cỡ lớn với độ choán nước trên 60.000 tấn để mang được nhiều máy bay. Hiện Trung Quốc được cho là đang đóng một vài tàu sân bay hạng nhẹ. Ông Tào cho rằng tàu sân bay mới của Trung Quốc ít nhất phải là một tàu cỡ trung bình như Liêu Ninh. Tuy nhiên, một tàu sân bay cỡ trung bình chỉ có thể mang theo 30 máy bay.

Ông Tào cho biết, tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai sẽ phải mang được số lượng máy bay nhiều nhất có thể. Ông tin rằng điều đó rất quan trọng là đối với Trung Quốc khi chiến đấu với đối thủ mạnh trên biển, tức là Trung Quốc có thể thực hiện được chiến lược “biển máy bay trên không” theo kiểu “biển người trên bộ”.

Chỉ có điều, một tàu sân bay càng lớn thì tiêu hao năng lượng càng nhiều nên việc sử dụng năng lượng hạt nhân mới đảm bảo hiệu quả. Nhưng ông Tào vẫn bảo lưu ý kiến Trung Quốc không nên trang bị lò phản ứng hạt nhân trên tàu sân bay đầu tiên tự đóng. Ông e rằng với công nghệ vận hành phức tạp, Trung Quốc sẽ phải mất rất nhiều thời gian để sử dụng hiệu quả tàu sân bay loại này.

Hơn nữa, nếu để xảy ra sự cố thì nó không chỉ là hậu quả về kinh tế mà còn là đòn giáng mạnh vào tâm lý quân đội Trung Quốc Quan điểm của ông Tào là Trung Quốc cần có tàu sân bay càng sớm càng tốt và cần có nhanh 3 chiếc để bảo vệ các mối nguy hiểm từ Biển Đông và Hoa Đông. Hiện có tin Trung Quốc đang đóng thêm tàu sân bay kiểu Liêu Ninh, choán nước 60.000 tấn và dự định xuất xưởng trong 2020. Trước đó, Trung Quốc cũng úp mở việc đóng các tàu sân bay có độ choán nước 35.000 và 90.000 tấn. Tuy nhiên, họ không tiết lộ việc dùng động cơ gì trong các tàu này.

Anh Tú (theo WCT)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc nuôi tham vọng đóng tàu sân bay hạt nhân