Trung Quốc (TQ) trong năm 2014 có thể sẽ lần đầu tiên tung ra thế hệ tàu ngầm mới mang tên lửa hạt nhân. Các chiếc tàu ngầm 'săn sát thủ' này có thể tấn công tên lửa vào lục địa Mỹ từ giữa Thái Bình Dương, hoặc từ Đông Á tấn công bang Alaska và quần đảo Hawaii của Mỹ. Đó lời cảnh báo của Cục tình báo Hải quân Mỹ (ONI).
Trong bài phóng sự đăng ngày 24.10 của báo The Wall Street Journal (WSJ), TQ đang phát triển hạm đội tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân có khả năng hoạt động toàn cầu.
Các chiếc tàu ngầm săn sát thủ này được người TQ gọi là Boomer mà theo thuật ngữ kinh tế tiếng Anh thì có nghĩa là “công nhân lưu động”, còn về ngành động vật học thì dùng để chỉ con kăng-gu-ru-đực.
TQ "nhái hàng Mỹ"?
Boomer là sản phẩm sau hàng chục năm nghiên cứu và chuẩn bị của Bắc Kinh và cũng có thể người TQ “copy” trường phái công nghệ tàu ngầm Mỹ, khi nhận ra một chiếc tàu ngầm lớn có thể gây tầm ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng quốc tế.
Lãnh đạo ONI, đô đốc Robert Thomas, cựu binh từng chỉ huy Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, nói: “Tôi cho rằng TQ từ nhiều năm đã chứng kiến khả năng hoạt động toàn cầu của lực lượng tàu ngầm Mỹ cùng tầm ảnh hưởng của chúng tại nhiều nơi trên thế giới. Và họ quyết tâm theo đuổi mô hình này”.
Theo ONI, Boomer là bằng chứng về sức mạnh quân sự mới của TQ, có thể ngăn chặn các cuộc tấn công vào TQ, hoặc nếu cần thì từ xa vẫn có thể dùng tên lửa làm tê liệt các nước khác.
Theo WSJ, TQ rất khó giấu các chiếc này: du khách có thể trông thấy rõ 3 chiếc đậu ở một căn cứ đối diện một khu resort ở tỉnh đảo Hải Nam.
Tư lệnh hải quân TQ, đô đốc Wu Shengli từng viết trên một tạp chí của đảng Cộng sản TQ hồi cuối năm ngoái: “Đó là lá bài tẩy khiến tổ quốc ta tự hào, kẻ thù của chúng ta phải khiếp sợ. Đó là một lực lượng chiến lược làm biểu tượng cho vai trò cường quốc và giữ gìn an ninh quốc gia”.
>>Báo Anh: Việt Nam mua vũ khí Mỹ là "bất đắc dĩ"
>>TW Đảng Trung Quốc hứa cải tổ pháp quyền
Theo WSJ, một sáng chủ nhật tháng 12.2013, Bộ Quốc phòng TQ mời một số tùy viên quân sự của nhiều sứ quán nước ngoài đến trụ sở ở Bắc Kinh.
Và trước sự bất ngờ của các tùy viên, Bộ này thông báo một trong những chiếc tàu ngầm hạt nhân của họ sẽ sớm vượt qua eo biển Malacca, nằm giữa Malaysia và Indonesia. Đây là một trong những tuyến hàng hải quan trọng của thế giới.
Chiếc “săn sát thủ” này được thiết kế để tìm và diệt tàu địch, hai ngày sau nó vượt qua eo Malacca rồi biến mất, tiếp đó nổi lên ở Sri Lanka và ở vùng Vịnh trước khi trở lại eo Malacca hồi tháng 2.2014, theo một số tùy viên dự họp cho WSJ biết. Đó là chuyến hải trình đầu tiên của Boomer vào Ấn Độ Dương.
Thông điệp rất rõ: TQ hoàn thành mục tiêu gia nhập nhóm quốc gia có tàu ngầm hạt nhân có thể vươn khơi xa mà Bắc Kinh theo đuổi từ 40 năm qua. Đô đốc ONI Thomas nói, đó là cách TQ tự giới thiệu: “Chúng tôi là hải quân chuyên nghiệp, lực lượng tàu ngầm chuyên nghiệp có thể hoạt động toàn cầu, không còn là lực lượng tàu ngầm hoạt động ven bờ nữa”.
Đến tháng 9.2014, Bộ Quốc phòng TQ lại triệu tập các tùy viên, thông báo một chuyến đi khác vào Ấn Độ Dương, lần này là chiếc tàu ngầm chạy diesel, nổi lên ngoài khơi Sri Lanka.
Tái diễn trò "mèo vờn chuột" ?
Đối với các chỉ huy hải quân của các nước khác, những chuyến vào Ấn Đô Dương của tàu ngầm hạt nhân TQ rất đáng chú ý, chứng tỏ chúng có thể tiêu diệt cơ sở chỉ huy Hạm đội Thái Bình dương của hải quân Mỹ ở Hawaii.
Tàu ngầm ngày càng mạnh của TQ đại diện một thế lực trỗi dậy, trở thành một thách thức quân sự cho khu vực châu Á.
Hạm đội tàu ngầm phát triển không chỉ nâng tầm vũ khí hạt nhân TQ, mà còn giúp Bắc Kinh thị uy trong việc tranh giành chủ quyền biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như cảnh cáo Mỹ chớ nên can thiệp.
Vài năm gần đây, việc TQ phát triển quân sự thu hút sự chú ý đáng kể, như họ có chiếc tàu sân bay đầu tiên, chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên. Nhưng tàu ngầm luôn là một thứ vũ khí chiến lược đáng nể: chỉ cần một chiếc có thể đi xa khỏi TQ và “khè” các nước khác chỉ bằng sự xuất hiện của nó.
Mỹ đánh giá đúng, rằng tàu ngầm tấn công hạt nhân TQ là một chiến lược để chặn Mỹ can thiệp, nếu xảy ra chuyện TQ đánh Đài Loan hoặc đánh 2 đồng minh của Mỹ là Nhật Bản hoặc Philippines mà Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Thậm chí chỉ vài chiếc tàu ngầm săn sát thủ TQ cũng đủ buộc Mỹ tính chuyện từ biển phóng tên lửa hạt nhân tấn công TQ. Boomer sẽ giúp TQ trở thành nước thứ 3 có khả năng phóng vũ khí hạt nhân từ trên bộ, trên biển và trên không.
Theo các chuyên gia hải quân,cuộc triển khai tàu ngầm hạt nhân TQ có thể mở đường cho một cuộc tranh chấp dưới biển ở châu Á, giống như “trò mèo bắt chuột” thời Chiến tranh Lạnh giữa hai lực lượng tàu ngầm Mỹ - Liên Xô.
Khi ấy, Mỹ - Liên Xô đều tung “sát thủ săn ngầm” mang đầu đạn hạt nhân ra biển, sẵn sàng nã tên lửa vào lãnh thổ địch, theo dõi nhau và sẵn sàng tiêu diệt nhau. Liên Xô sụp đổ làm kết thúc cuộc “khè” này.
Còn tiếp
>>Kỳ vĩ Kim Tự Tháp Giza, nơi yên giấc nghìn thu của các Pharaoh
>>Ghi bàn thứ 18, Lee Nguyễn vào top 4 Vua phá lưới MLS
>>Ngoài 60, Nguyễn Chánh Tín vẫn tính tứ nắm tay vợ trên sóng truyền hình
Mai Hà (theo The Wall Street Journal)