Vừa có khả năng tấn công hạt nhân vào nước Mỹ từ giữa biển, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc (TQ) hiện chú trọng vào việc tranh chấp lãnh hải ở biển Hoa Đông và biển Đông. Vì thế, từ tháng 12.2013, hải quân Mỹ đã triển khai 6 chiếc P-8 Poseidon để săn những con mồi nguy hiểm và giỏi luồn lách là tàu ngầm 'săn sát thủ' của hải quân TQ.

Kỳ 2: Mỹ tung máy bay P-8 giám sát tàu ngầm 'săn sát thủ' của TQ

Một Thế Giới | 27/10/2014, 14:56

Vừa có khả năng tấn công hạt nhân vào nước Mỹ từ giữa biển, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc (TQ) hiện chú trọng vào việc tranh chấp lãnh hải ở biển Hoa Đông và biển Đông. Vì thế, từ tháng 12.2013, hải quân Mỹ đã triển khai 6 chiếc P-8 Poseidon để săn những con mồi nguy hiểm và giỏi luồn lách là tàu ngầm 'săn sát thủ' của hải quân TQ.

P-8 Poseidon-loại máy bay tuần tra biển hiện đại nhất - đến căn cứ không quân Kadena ở quần đảo Okinawa (Nhật Bản) để bay giám sát tàu ngầm săn sát thủ của TQ. 
Gần đây, khi xảy ra căng thẳng Trung - Nhật trên  biển Hoa Đông, với tàu quân sự TQ vờn quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát nhưng TQ đòi chủ quyền quần và đặt tên là Điếu Ngư.

TQ còn ngang ngược tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển Đông, nên xảy ra tranh chấp với Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines - đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Đông Nam Á.

Trong chương trình “xoay trục về châu Á” của Tổng thống Mỹ Barack Obama có nhiều hoạt động ngoại giao và quân sự nhằm kiềm chế thế lực quân sự đang trỗi dậy của TQ.

Toàn bộ khu vực Okinawa phù hợp với chiến lược trên, vì Okinawa là nơi Mỹ có căn cứ quân sự gần với biển Đông nhất và cũng gần một trong những eo biển chính là eo biển Miyako, nơi mà Mỹ nói tàu ngầm TQ vài năm qua dùng eo này để đi vào Thái Bình Dương.
P-8 giúp biết rõ tàu ngầm TQ ở đâu 

Theo báo The Wall Street Journal (WSJ), chiếc P-8 có các thiết bị do thám gồm radar, vệ tinh định vị và ống kính hồng ngoại. Hoặc các phao dò sóng sonar hình ống, tổ bay có thể thả xuống biển để nó nổi khoảng 8 giờ dò tìm các vật thể lặn dưới biển. 

Một sĩ quan hải quân Mỹ giấu tên, nói P-8 có khả năng “thay đổi cuộc chơi”, bất chấp những ý kiến phản đối ở Mỹ rằng Lầu Năm Góc chi 34 tỉ USD để phát triển và mua chiếc P-8, vốn được thiết kể để thay thế loại máy bay tuần tra biển P-3 Orion cánh quạt mà Mỹ sử dụng lần đầu tiên hồi những năm 1960 để săn tàu ngầm Liên Xô.
Mỹ đang tính bán P-3 không có vũ khí cho Việt Nam. 

P-8 đạt tốc độ cao 907 km/giờ, có khả năng săn tàu ngầm, tàu nổi, thu thập tin tình báo, trinh sát và giám sát biển. Nó có bán kính tác chiến 2.222 km và hoạt động 4 giờ trước khi bay trở về căn cứ. Điều có nghĩa P-8 có thể bay đến phía nam biển Đông.  

Đại úy Mike Parker, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm 72 của hải quân Mỹ, chuyên bay trinh sát ở châu Á, nói: “Chúng tôi muốn có thể xác định vị trí các tàu ngầm TQ và nếu cần thì cho họ biết rằng chúng tôi biết họ đang ở đâu”.
  • >> Lầu Năm Góc có kế hoạch đánh phủ đầu nếu chiến tranh với TQ
  • >> 8 chiếc tàu ngầm Mỹ đang ở gần biển TQ
Ky 2: My tung may bay P-8 giam sat tau ngam  san sat thu  cua TQ
 
Cách phát hiện hiệu quả nhất để tìm một chiếc tàu ngầm là dùng thiết bị sonar để nghe tiếng động cơ của nó, hoặc phát tín hiệu âm thanh để chúng dội lại từ vỏ thép của tàu ngầm.

Nhưng thủy thủ tàu ngầm tránh bị phát hiện bằng cách tắt động cơ, tránh liên lạc với bên ngoài và hạ thấp xuống dưới “tầng nhiệt” vốn nằm giữa vùng nước ấm gần mặt nước với nước lạnh hơn phía dưới để chống thả ra tín hiệu âm thanh.

P-8 cũng phối hợp vệ tinh để giám sát các căn cứ tàu ngầm, với các microphone thả dưới biển để nghe tàu ngầm lướt qua và tàu nổi thả các thiết bị sonar. Một khi dò ra mục tiêu, P-8 sẽ thả phao dò sóng sonar để thu dữ liệu mà chúng truyền về. Các dữ liệu này sẽ hiện trên một màn hình đặt ở đuôi máy bay, sau đó các chuyên gia sẽ phân tích.
Biển Đông vẫn bị đe dọa

Cho đến nay, công tác tìm tàu ngầm TQ tương đối dễ: đa số theo kiểu chạy bằng diesel cũ, dễ bị phát hiện do cứ vài giờ thì phải ngoi lên để chạy động cơ điện.

Các sĩ quan hải quân phương Tây cũng nói lò phản ứng trên thế hệ tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của TQ cũng ồn hơn. 
Nhưng vài năm qua, TQ đạt nhiều tiến bộ trong việc làm yên lặng các tàu ngầm chạy diesel của họ, sử dụng công nghệ cho phép chạy động cơ suốt thời gian dài bằng oxy lỏng mà không cần phải ngoi lên lấy hơi, theo các chuyên gia quân sự TQ và phương Tây.
Năm 2006, các sĩ quan Mỹ “rụng rời” khi một tàu ngầm lớp Tống chạy diesel nổi lên rất gần chiếc tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ mà không bị phát hiện từ trước. 
Điều có nghĩa công tác phát hiện tàu ngầm yên lặng hơn của TQ sẽ là một thử thách lớn cho tổ bay P-8, nếu họ không thật sự giỏi nghiệp vụ.
Từ sau sự cố Kitty Hawk, Mỹ tăng cường tuần tra chống ngầm, nhưng TQ cũng triển khai nhiều tàu, máy bay và tên lửa nhằm chặn Mỹ giám sát vùng bờ biển của họ, theo các chuyên gia quân sự TQ và phương Tây. 
Năm 2009, có 5 tàu TQ vây tàu chống ngầm Impeccable hiện đại nhất của hải quân Mỹ ở một vùng hải phận quốc tế, gần một căn cứ tàu ngầm ở quần đảo Hải Nam.
Hồi tháng 11.2013, TQ đột ngột tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, cảnh cáo sẽ có những “biện pháp phòng thủ” chống lại máy bay xâm phạm ADIZ này mà không báo trước cho họ biết. 
Nay nhiều quan chức Mỹ ngán TQ có thể tuyên bố ADIZ khác trên biển Đông, dù vài tháng qua Bắc Kinh liên tục nói sẽ không có chuyện đó.

Các quan chức Mỹ nói mục tiêu tối thượng của TQ là biến biển Đông thành một căn cứ an toàn cho hạm đội tàu ngầm của họ, giống như các căn cứ mà hải quân Liên Xô từng có thời Chiến tranh Lạnh.

Nếu máy bay và tàu nổi TQ có thể giữ lực lượng chống ngầm Mỹ ở khoảng cách xa, điều đó sẽ giúp tàu ngầm săn sát thủ của TQ tuần tra vùng bờ biển của họ an toàn, lướt êm ru vào vùng nước sâu Thái Bình Dương. Điều đó có nghĩa biển Đông vẫn bị đe dọa…
Ky 2: My tung may bay P-8 giam sat tau ngam  san sat thu  cua TQ
Phao dò sóng sonar của hải quân Mỹ được dùng để tìm chiếc MH370 bị mất tích.   
còn tiếp
Mai Hà theo WSJ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 2: Mỹ tung máy bay P-8 giám sát tàu ngầm 'săn sát thủ' của TQ