Trung Quốc đã phạt tù hàng trăm quan chức vì không khắc phục được các vi phạm về môi trường bị phát hiện trong đợt kiểm tra năm ngoái. Đây là thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường nước này cho biết trong “chiến dịch chống ô nhiễm” mới nhất do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Trung Quốc cho biết hôm thứ Hai, có 4.305 cán bộ ở 10 tỉnh, khu đã bị kỷ luật vì không khắc phục được vi phạm. Trong số đó, có những người phải đối mặt án phạt tiền và thậm chí là ngồi tù. Đợt kiểm tra này liên quan đến 28.076 vụ vi phạm. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết 464 quan chức đã bị giam giữ chờ xử lý hành chính hoặc hình sự.
Bắt đầu vào cuối tháng Năm, thanh tra chính phủ bắt đầu kiểm tra lại hàng ngàn vi phạm được phát hiện trong kiểm tra môi trường toàn quốcvà thấy rằng nhiều vấn đề chưa được giải quyết đúng quy trình.Họ đã cáo buộc chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước trên khắp đất nước tiến hành sửa đổi quy chuẩn hoặc thậm chí "gian lận".
Tổng số tiền phạt cho 10 tỉnh, khu trong đợt này là 510 triệu NDT (77,13 triệu USD). Trong số đó bao gồm hai tỉnh sản xuất thép lớn nhất Hà Bắc và Giang Tô, cũng như Vân Nam, Ninh HạvàQuảng Đông
Trước đó, Bloomberg đã có bài viết khẳng định bốn thập kỷ tăng trưởng chóng mặt của nền kinh tế và các lĩnh vực sản xuất đã biến Trung Quốc thành nước phát thải Carbon lớn nhất trên thế giới, và nói cách khác, chính Trung Quốc là một trong những nước phải chịu trách nhiệm lớn nhất cho các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu trên toàn cầu, dù Bắc Kinh vẫn cố tỏ ra rằng ô nhiễm chỉ là vấn đề nội bộ của nước này.
Nhưng cũng chínhTrung Quốc đang phải gánh chịu những hậu quả thảm khốc cho vấn đề ô nhiễm môi trường do tự mìnhgây ra. Theo thống kê của nhóm nghiên cứu Berkeley Earth, tính đến năm 2015, ô nhiễm môi trường là lý do gây ra cái chết cho khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc mỗi năm. Tình trạng ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh công nghiệp phía Bắc như Sơn Tây - nơi cung cấp phần lớn lượng than cho cả nước - hay Hà Bắc - khu vực sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc.
Ở các tỉnh này, nồng độ bụi PM 2,5 trong không khí đạt mức cao nhất trên thế giới, trong khi đây là loại bụi có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nhất do chúng có thể bị mắc kẹt trong phổi. Tình trạng ô nhiễm đó còn lan sang cả các nước láng giềng.
Những nỗ lực làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường của chính phủ Trung Quốc vì thế không chỉ có tác động tích cực với người dân nước này, mà còn với cả vấn đề môi trường của thế giới. Khi lượng khí thải của Trung Quốc giảm, thì các vấn đề môi trường toàn cầu cũng sẽ được cải thiện. Quốc hội Trung Quốc vào năm ngoái đã cam kết một khoản chi khoảng 6,4 tỉ USD để cải thiện môi trường, và sẵn sàng giảm tốc độ tăng trưởng GDP để giảm ô nhiễm thông qua việc cắt giảm các ngành sản xuất gây ô nhiễm nhất như than và thép.
A.T